Đời sống

8 'câu nói bất hủ' của mọi ông bố

Dù bố khó tính, nghiêm khắc, nếu một ngày không còn được nghe những câu bất hủ dưới đây thì cũng nhớ lắm đấy.

Tâm nhà nằm bên hàng xóm... gặp họa gì? / Bắt con dâu dậy từ sớm tinh mơ, mẹ chồng nhận lại màn đáp trả đến "toát mồ hôi hột" của nàng dâu đáo để

Bố là người không bao giờ quản được đồ đạc của con cái. Nhiều lúc bố cũng có câu hỏi tương tự: "Bà nó ơi, bộ vest tôi để trong tủ đâu mất rồi?". Mẹ càng phát điên hơn mỗi khi hai bố con "tổng tiến công" với những màn tìm đồ như thế này.

Trong mắt bố, con cái luôn là những đứa trẻ ăn chưa no, lo chưa tới. Những lúc con thơ tỏ ra người lớn, bố đều chặt chém không thương tiếc. Những câu nói đại loại như: Anh/ chị còn nhỏ biết cái gì mà bình với chả luận, Biết nó có ý nghĩa gì không mà tỏ vẻ... khiến những đứa con cười ra nước mắt.
Trong mắt bố, con cái luôn là những đứa trẻ "ăn chưa no, lo chưa tới". Những lúc con thơ tỏ ra người lớn, bố đều "chặt chém" không thương tiếc. Những câu nói đại loại như: "Anh/ chị còn nhỏ biết cái gì mà bình với chả luận", "Biết nó có ý nghĩa gì không mà tỏ vẻ"... khiến những đứa con cười ra nước mắt.

Trước mặt con trai, bố luôn thể hiện mình là người đàn ông hoàn hảo, nhất là trong lĩnh vực tình trường. Bố luôn khích con bằng những lời thực tế đầy phũ phàng: Ngày xưa bố mày đầy người yêu cũ, Ôi rách việc, tuổi 25 của bố mày gái có mà xếp hàng theo đầy... Những câu nói trên chủ yếu giúp con trai thể hiện bản lĩnh đàn ông, mang về con dâu cho gia đình mà thôi!
Trước mặt con trai, bố luôn thể hiện mình là người đàn ông hoàn hảo, nhất là trong lĩnh vực tình trường. Bố luôn khích con bằng những lời "thực tế" đầy phũ phàng: "Ngày xưa bố mày đầy người yêu cũ", "Ôi rách việc, tuổi 25 của bố mày gái có mà xếp hàng theo đầy"... Những câu nói trên chủ yếu giúp con trai thể hiện bản lĩnh đàn ông, mang về con dâu cho gia đình mà thôi!

Cần gì phải mướn người giúp việc khi có ô sin không công trong gia đình? Các ông bố thích ngồi một chỗ ra lệnh nhưng lại tỏ vẻ bản thân không lười biếng mà chủ yếu tập cho con cái tính... siêng năng. Nếu vùng vằng không chịu đi, bạn sẽ nghe câu nói quen thuộc: Thời xưa, bằng tuổi mày ông nội còn sai vặt nhiều hơn cơ. Có hay không, chắc phải gặp ông nội để kiểm chứng mới biết được!
Cần gì phải mướn người giúp việc khi có "ô sin không công" trong gia đình? Các ông bố thích ngồi một chỗ ra lệnh nhưng lại tỏ vẻ bản thân không lười biếng mà chủ yếu tập cho con cái tính... siêng năng. Nếu vùng vằng không chịu đi, bạn sẽ nghe câu nói quen thuộc: "Thời xưa, bằng tuổi mày ông nội còn sai vặt nhiều hơn cơ". Có hay không, chắc phải gặp ông nội để kiểm chứng mới biết được!

Mỗi khi có việc tốt, con cái được khen thưởng, bố lại thường xuyên tranh công. Ôi con nó giỏi giống tôi đấy, Con học giỏi là do mang gen của ba đấy nhé... Đến khi có gì sai sót, mẹ lại là người đứng mũi chịu sào: Chỉ tại bà nuông chiều nó suốt đấy, Đúng là mẹ nào con nấy, con hư tại mẹ mà. Nhiều lúc, con thơ vô tội không biết mình giống ai trong ngôi nhà này nữa.
Mỗi khi có việc tốt, con cái được khen thưởng, bố lại thường xuyên "tranh công". "Ôi con nó giỏi giống tôi đấy", "Con học giỏi là do mang gen của ba đấy nhé"... Đến khi có gì sai sót, mẹ lại là người đứng mũi chịu sào: "Chỉ tại bà nuông chiều nó suốt đấy", "Đúng là mẹ nào con nấy, con hư tại mẹ mà". Nhiều lúc, con thơ vô tội không biết mình giống ai trong ngôi nhà này nữa.

Tuy bố có những tật xấu như thế, tình cảm bố dành cho mẹ và con là vô bờ bến. Câu cửa miệng của bố mỗi khi đi làm về luôn là: Mẹ đâu rồi con?, Mày có thấy mẹ có bếp không?... Bố ơi, rốt cuộc con có phải con bố không? Con là ai giữa cuộc đời này?
Tuy bố có những "tật xấu" như thế, tình cảm bố dành cho mẹ và con là vô bờ bến. Câu cửa miệng của bố mỗi khi đi làm về luôn là: "Mẹ đâu rồi con?", "Mày có thấy mẹ có bếp không?"... Bố ơi, rốt cuộc con có phải con bố không? Con là ai giữa cuộc đời này?

Bố thương yêu con bằng cả tấm lòng, tuy không thể hiện nhiều ra bên ngoài như mẹ. Nếu tình yêu của mẹ là sự săn sóc, thì tình thương của bố lại điềm đạm và kín đáo hơn. Con muốn làm gì cũng được, cứ học là được!
Bố thương yêu con bằng cả tấm lòng, tuy không thể hiện nhiều ra bên ngoài như mẹ. Nếu tình yêu của mẹ là sự săn sóc, thì tình thương của bố lại điềm đạm và kín đáo hơn. Con muốn làm gì cũng được, cứ học là được!

Trong mỗi cuộc giáo huấn của mẹ đối với con, bố luôn là người im lặng. Tuy nhiên, khi thấy "cục cưng" của bố bị mắng nhiều quá, người làm cha cũng phải đau lòng chứ. Chỉ một câu "Mẹ nó mắng con vừa thôi" cũng đã xoa dịu đôi bên, chứng tỏ bản lĩnh "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" của mọi ông bố rồi.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm