Hàm lượng cholesterol LDL (có hại) cao dẫn đến sự tích tụ cholesterol trong thành động mạch và gây ra các mảng xơ vữa động mạch. Cholesterol HDL (có lợi) mang cholesterol từ các bộ phận khác của cơ thể đến gan để bài tiết ra khỏi cơ thể.
Cholesterol là gì?
Cholesterol là một loại lipid được tổng hợp ở các tế bào động vật. Cholesterol là một thành phần quan trọng đôi với cấu trúc màng và tính lưu động của tế bào. Cholesterol được sản xuất bởi gan và có vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất hormon, dịch mật và vitamin D.
Khi tiêu thụ cholesterol dư thừa từ thực phẩm, cơ thể sẽ bù đắp bằng cách giảm lượng cholesterol tự nhiên tạo ra. Theo cách tương tự, khi bạn tiêu thụ ít cholesterol hơn, cơ thể bạn sẽ tăng sản lượng cholesterol để đảm bảo luôn có đủ cholesterol trong cơ thể.
Điều gì sẽ xảy ra khi mức cholesterol tăng đột biến? Khi mức cholesterol tăng đột biến cơ thể tăng cân nhanh chóng và tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm bệnh động mạch vành. Dưới đây là những chế độ ăn tốt nhất mà bạn nên thực hiện để duy trì mức cholesterol và giảm cân khoa học.
Chế độ ăn Địa Trung Hải
Chế độ ăn địa trung hải tập trung vào thực phẩm có nguồn gốc thực vật như trái cây và rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu. Chế độ ăn địa trung hải thay thế bơ với chất béo lành mạnh như dầu ô liu, sử dụng các loại thảo mộc và gia vị thay vì muối và hạn chế thịt đỏ. Nghiên cứu khoa học cho thấy chế độ ăn địa trung hải có lợi cho tim và những người có hàm lượng cholesterol cao.
Chế độ ăn DASH
Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chế độ ăn DASH đã được chứng minh giúp giảm huyết áp và giảm hàm lượng cholesterol, đây là chế độ ăn có lợi cho sức khỏe tim. Chế độ ăn DASH khuyến khích ăn trái cây, rau, ngũ cốc, các sản phẩm sữa ít chất béo, thịt nạc và cá trong khi cắt giảm mỡ, đồ ngọt, muối và thịt đỏ.
Chế độ ăn chay
Những người thực hiện chế độ ăn chay hoặc chế độ ăn thuần chay chỉ ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật có lợi cho cơ thể. Chế độ ăn chay không bao gồm thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa. Các nghiên cứu cho thấy rằng những người ăn chay ít có khả năng mắc bệnh cao huyết áp và bệnh tim vì không có chất béo bão hòa hoặc cholesterol có liên quan.
TLC (Thay đổi lối sống trị liệu)
TLC là một chế độ gồm 3 phần: thực hiện chế độ ăn lành mạnh, hoạt động thể chất và quản lý cân nặng. Chế độ ăn này đặc biệt dành cho những người có mức cholesterol LDL cao và giúp giảm 20- 30% hàm lượng cholesterol LDL. Chế độ ăn uống TLC nhấn mạnh vào việc hạn chế tỷ lệ phần trăm lượng calo bạn hấp thụ từ chất béo và cũng hạn chế lượng natri và cholesterol trong khẩu phần ăn.
Chế độ ăn uống Mayo Clinic
Chế độ ăn uống Mayo Clinic là một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, chủ yếu ăn hoa quả và rau. Bạn sẽ tiêu thụ các loại thực phẩm giàu chất xơ, cá, quả hạch và dầu ô liu để giúp giảm lượng cholesterol. Chế độ ăn uống này cũng chú trọng đến kích thước khẩu phần và tập thể dục.
Chế độ ăn Flexitarian
Chế độ ăn Flexitarian là chế độ ăn khác được biết đến với việc giảm cholesterol xấu. Chế độ ăn này gần như tương tự như chế độ ăn chay, nhưng nó cho phép bạn thỉnh thoảng ăn thịt, đó là lý do nó được gọi là chế độ ăn linh hoạt. Khẩu phần ăn gồm các loại trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và protein nạc. Chất xơ hòa tan có trong rau, và các loại đậu giúp giảm cholesterol cao một cách tự nhiên.
Chế độ ăn kiểm soát cân nặng
Chế độ ăn uống này rất tốt cho việc giảm cholesterol và cho những người muốn kiểm soát cân nặng của mình. Chế độ ăn uống theo dõi cân nặng được coi là chế độ ăn uống cân bằng có thể giúp bạn cảm thấy no lâu. Chế độ ăn này cho phép bạn ăn ức gà, đậu, trứng và cá, không ăn da, ăn ít carbohydrate và các loại thực phẩm béo.
Chế độ ăn Dean Ornish
Để tuân theo chế độ ăn Dean Ornish, bạn cần ăn đậu, rau, trái cây, ngũ cốc và rau quả và các sản phẩm từ sữa ít chất béo. Chỉ có 10% lượng calo tiêu thụ đến từ chất béo. Chế độ ăn uống này được đặt tên theo Tiến sĩ Ornish và nghiên cứu của ông cho thấy rằng bệnh tim có thể được đảo ngược bằng căch ăn nhiều thực phầm có nguồn gốc thực vật.
Theo tienphong.vn