8 “dấu hiệu” bệnh tật nguy hiểm mà chúng ta thường bỏ qua
Những dấu hiệu bất thường từ móng tay báo hiệu cơ thể có bệnh / Dấu hiệu bạn đang bị say nắng
1. Vàng da

(Ảnh: Shutterstock)
Vàng da chủ yếu phản ánh các vấn đề về gan, bắt nguồn từ mức độ bilirubin (một sắc tố mật) cao trong cơ thể, khiến cơ thể không thể loại bỏ nó dưới dạng chất thải. Chất này khiến da và lòng trắng của mắt có màu hơi vàng.
2. Xuất hiện chấm trắng trên móng tay

(Ảnh: Shutterstock)
Những chấm trắng này thường xuất hiện sau khi có chấn thương ở móng tay hoặc ở những đối tượng có thói quen cắn móng tay. Nếu không ở trong hai nhóm trên mà chấm trắng vẫn xuất hiện, cơ thể bạn có thể đang thiếu hụt kẽm, canxi hoặc protein.
3. Nứt môi

(Ảnh: Shutterstock)
Các vết nứt hoặc mụn nước ở khóe môi có thể xuất hiện do cơ thể thiếu nước hoặc tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều. Bên cạnh đó, sử dụng kem đánh răng hoặc son môi kém chất lượng cũng góp phần gây ra tình trạng này.
4. Móng tay cong xuống

(Ảnh: Shutterstock)
Móng tay sần sùi và tạo thành viền cong là đặc trưng của những người có vấn đề về phổi mãn tính hoặc có vấn đề về đường tiêu hóa. Nếu không được điều trị kịp thời, móng tay bạn sẽ ngày càng to ra và cong xuống.
5. Xuất hiện vết loét trong miệng

(Ảnh: Shutterstock)
Xuất hiện vết loét trong miệng có thể bắt nguồn từ việc cơ thể thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, di truyền hoặc thiếu vitamin B12.
6. Mụn lẹo trên mí mắt

(Ảnh: Shutterstock)
Mụn lẹo thường mọc rất gần lông mi, gây ngứa ngáy, đau nhức và khó chớp mắt. Chúng thường xuất hiện ở những người bị bệnh tiểu đường hoặc khô da. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy bạn cần vệ sinh bộ cọ trang điểm và những món đồ thường tiếp xúc với mắt khác.
7. Xuất hiện vòng tròn quanh giác mạc

(Ảnh: Shutterstock)
Nếu bạn quan sát kỹ giác mạc của mình và phát hiện vòng tròn màu xanh, xám hoặc trắng xung quanh nó, bạn có thể đã mắc bệnh đục rìa giác mạc. Những “vòng” này thực chất là chất béo được tích tụ lại, bắt nguồn từ mức độ cholesterol cao. Đây là tình trạng thường thấy ở đối tượng người cao tuổi nhưng nếu bạn phát hiện từ khi còn trẻ, bạn nên tìm tới sự hỗ trợ của bác sĩ.
8. Lưỡi nhạt màu

(Ảnh: Shutterstock)
Chứng ban đỏ hay xuất hiện mụn rộp miệng có thể khiến lưỡi trở nên nhợt nhạt và gây xuất hiện các chấm đỏ tươi trên lưỡi. Ngược lại, lưỡi có màu đỏ thẫm thường bắt nguồn từ việc nhiễm trùng, nổi mụn trứng cá hoặc thiếu vitamin.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Điều gì sẽ xảy ra với cơ thể nếu bạn ăn 1 gói mì tôm mỗi ngày?
Tài khoản ngân hàng của bạn có dấu hiệu này, rất có thể nó đang bị chiếm quyền kiểm soát
Mẹo học tiếng anh hiệu quả: Học đúng cách để giỏi nhanh hơn
Ớt: Gia vị cay nồng hay 'siêu thực phẩm' có lợi cho sức khỏe?
Cà chua – 'Trái vàng' trong thế giới ẩm thực và dinh dưỡng

Nghỉ lễ 30/4 và cao điểm hè 2025: Trải nghiệm ‘sang-xịn-mịn’ chỉ cách Hà Nội một giờ lái xe