8 điều bố mẹ nên dạy con để tránh bị bắt cóc
Cổ nhân răn dạy: Con dâu thảo quý hơn con gái bội phần, nhìn gương xưa học hỏi / Phật dạy: Con người có 4 ân đức lớn phải báo đáp suốt đời
Không bố mẹ nào muốn con mình phải rơi vào trường hợp bị bắt cóc. Tuy nhiên, kẻ xấu vẫn luôn ẩn nấp xung quanh, bố mẹ không thể bảo vệ con cái 24/24 được.
Vì thế, cách tốt nhất nên dạy cho trẻ biết được người mình có thể tin tưởng và cần phải làm gì nếu có ai muốn đưa chúng đi đâu đó. Sau đây là những gợi ý bố mẹ có thể tham khảo.
1. Mối nguy hiểm tiềm ẩn không phải lúc nào cũng từ người lạ
Là một đứa trẻ, chúng có thể sẽ khó nhận biết được ai là người có thể tin tưởng được. Một người trông có vẻ rất đáng sợ nhưng chưa chắc họ đã là kẻ xấu. Ngược lại, một kẻ xấu cũng có thể đóng vai người tốt.
Bố mẹ thường dạy con cái không nên tùy ý tiếp xúc người lạ. Thế nhưng trên thực tế, rất nhiều trường hợp trẻ em bị bắt cóc bởi một người chúng từng quen biết và xem họ không phải người lạ.
2. Sàng lọc đối tượng an toàn
Bố mẹ cần lập danh sách những người có thể tin tưởng trong việc đưa đón con cái đi học hoặc trong trường hợp trẻ ở nhà một mình. Đó có thể là người thân trong gia đình, người hàng xóm mà bạn biết rõ.
Sau đó, bố mẹ nói rõ ai là người an toàn có thể tiếp xúc được, nhắc nhở trẻ nếu có ai khác tiếp cận khi ở ngoài, sẽ không an toàn khi nói chuyện với họ.
Bố mẹ có thể chọn một mật mã bí ẩn chỉ có mình, đứa trẻ và những người “an toàn” biết được. Bằng cách này, trẻ sẽ dễ dàng hiểu được ai là người chúng có thể tin tưởng được.
3. Chạy ngược chiều ô tô
Bạn nên dạy con cái rằng, nếu bị ai đó lái xe theo sau, chúng nên chạy theo hướng ngược lại. Nếu làm như vậy, xe buộc phải quay đầu lại và trẻ có nhiều thời gian để chạy trốn hơn.
4. Tìm kiếm một người mẹ có con
Trong trường hợp trẻ đi lạc, nếu không gặp ai trong số “những người an toàn” trong danh sách của bố mẹ, hãy bảo trẻ tìm một người mẹ có con để nhờ họ giúp đỡ. Trẻ cũng có thể cố gắng tìm cảnh sát nhưng khả năng tìm thấy một người mẹ có con sẽ dễ hơn.
5. Cho người khác biết bản thân đang gặp nguy hiểm
Trẻ em thường hay tức giận, ăn vạ nên việc một đứa trẻ la hét có thể không thu hút được sự chú ý của mọi người ngay cả khi chúng đang gặp nguy hiểm. Đó là lý do tại sao bố mẹ cần dạy con mình phải hét lên khi gặp nguy hiểm, chẳng hạn như: “Hãy để cháu yên! Cháu không biết chú” hoặc “Bố mẹ ơi, bố mẹ đâu rồi, cứu con với”.
6. Làm hỏng đồ cũng không sao
Nếu việc la hét không đủ, trẻ cần thu hút nhiều sự chú ý hơn bằng cách phá hoại thứ gì đó. Ví dụ, trẻ có thể đập vỡ thứ gì đó trên kệ nếu đang ở trong một cửa hàng hoặc làm vỡ kính ô tô bằng một cục đá.
7. Dạy trẻ nói "Không"
Trẻ nên biết rằng, chúng có thể nói “không” với một người lớn nếu đó không phải bố mẹ hoặc người “an toàn”. Có thể khó để một đứa trẻ quyết đoán và chống lại người lớn nhưng bố mẹ nên dạy trẻ cách làm điều đó.
Bố mẹ có thể cùng con chơi các tình huống khác nhau, chẳng hạn như trẻ sẽ phản ứng như thế nào nếu ai đó đến gần, cho kẹo hoặc yêu cầu giúp đỡ.
8. Vấn đề an toàn trên mạng rất quan trọng
Ảnh Brightside
Bố mẹ nên nói chuyện với con cái về những gì trẻ thường làm trên mạng như các ứng dụng hoặc những người mà con thường xuyên trò chuyện trên mạng. Bố mẹ cần chắc chắn rằng, con mình biết đượcthế giớitrên mạng cũng rất nguy hiểm và cần thận trọng khi nói chuyện với người lạ.
Đặc biệt, bố mẹ cần đảm bảo rằng, những người trực tuyến con mình thường xuyên nói chuyện đều là người quen bên ngoài chứ không phải kẻ mạo danh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết