8 món ăn là 'cao thủ bơm máu' lên não: Chăm dùng để giảm dâu đầu, chóng mặt, thiếu máu
4 dấu hiệu nhìn thấy trên cơ thể coi chừng mỡ máu cao / Hoa đu đủ đực ngâm cùng thứ này 'quý như vàng': Giúp trẻ hóa mạch máu, tránh tiểu đường, hạ huyết áp
Rau chân vịt
Rau chân vịt giàu dinh dưỡng nhưng ít calo. Trung bình 3 chén rau chân vịt chứa khoảng 18mg sắt, nhiều hơn lượng sắt có trong 226 gram thịt bò. Ngoài ra, rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin C - chất này có khả năng tăng cường hấp thụ sắt của cơ thể, tăng cường miễn dịch và phòng ngừa lão hóa.
Rau chân vịt còn chứa carotenoid - một chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, ngăn ngừa các vấn đề về mắt và phòng ngừa nhiều bệnh tật khác.
Khi chế biến các loại rau lá xanh nói chung, bao gồm cả rau chân vịt, bạn hãy kết hợp với dầu olive để tăng khả năng hấp thụ carotenoid.
Đậu phụ
Đậu phụ là món ăn dân dã, giá rẻ được nhiều người yêu thích. Nó chứa nhiều đạm thực vật, có thể sử dụng thay thế thịt.
Ít người biết rằng, đậu phụ cũng là món ăn chứa nhiều sắt. Nửa cốc đậu phụ có thể cung cấp 20% nhu cầu sắt hàng ngày của một người trưởng thành.
Hàu
Hàu giàu sắt và kẽm tự nhiên, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể. Một khẩu phần hàu có thể cung cấp gần một nửa nhu cầu sắt hàng ngày.
Các loại hải sản khác như cá mòi, sò điệp, trai, tôm, cá ngừ, cá thu, cá tuyết chấm đen... cũng là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, tốt cho cơ thể.
Hạt vừng/mè
Vừng không chỉ chứa nhiều chất béo, axit béo bão hòa, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe mà còn giàu sắt. 100 gram hạt vừng có thể cung cấp khoảng 7mg sắt.
Tiết lợn
Tiết lợn là món ăn bình dân, có giá trị dinh dưỡng cao. 100 gram tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg sắt. Đây là thực phẩm bổ sung sắt tự nhiên và trực tiếp, giúp phòng ngừa các bệnh thiết sắt trong máu, bệnh tim mạch.
Tiết lợn là "kho chứa sắt" nhưng khi ăn cần áp dụng nguyên tắc "ăn chín, uống sôi", không ăn tiết lợn sống. Đồng thời không ăn tiết lợn ốm, bệnh, thịt lợn sống...
Khoai tây
Một củ khoai tây lớn, chưa gọt vỏ (khoảng 295 gram) có thể cung cấp 3,2mg sắt. Khoai tây có hàm lượng sắt dồi dào. Trong đó, sắt tập trung nhiều ở phần vỏ.
Một phần khoai tây có thể cung cấp 46% nhu cầu vitamin C, B6 và kali hàng ngày của cơ thể.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ cung cấp nguồn sắt dồi dào cho cơ thể. Nó chứa lượng sắt cao gấp 20 lần rau cần, gấp 7 lần thịt lợn. Nhờ hàm lượng sắt cao như vậy mà mộc nhĩ có công dụng tuyệt vời trong việc dưỡng huyết, dự phòng thiếu máu.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn chứa nhiều protein, chất béo, các vitamin, polysaccarides, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Bông cải
Bông cải chứa nhiều vitamin K, magie, protein, canxi, crom, vitamin A, C... giúp tăng cường hấp thụ sắt trong cơ thể.
Bản thân bông cải cũng là một thực phẩm giàu sắt. Một bát bông cải xanh nấu chín có thể cung cấp 1mg sắt.
Loại rau này có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, tốt cho quá trình sản xuất collagen của cơ thể.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Sau ngày 27 tháng 12: Thần Tài gõ cửa, 3 con giáp đổi đời với tài vận thăng hoa
Tử vi ngày 27/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý rực rỡ thành công, tuổi Thân cần đề cao cảnh giác
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn
Quảng Ninh: Chú rể cầm lái 'ngựa hoang' Ford Mustang tông vào dải phân cách nát đầu xe
3 công dụng khi cắm chiếc tăm bông vào lọ dầu gió, rất ít người biết
CLIP: Cô gái thưởng thức món đặc sản côn trùng sống, khiến nhiều người lạnh gáy