8 sai lầm khi sử dụng dầu ăn, sai lầm số 6 rất nhiều người mắc phải
Bất ngờ với 5 công dụng tuyệt vời từ lá ổi nhất định không nên bỏ qua / 4 loại nước chớ dại uống buổi sáng khi bụng rỗng kẻo hại gan thận, uống buổi tối cực tốt
Trao niềm tin tuyệt đối cho nhà sản xuất
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy phần lớn các loại dầu thực vật không hề chứa cholesterol mà chứng chỉ lại rơi vào những loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Do đó, nếu trên bao bì có ghi dòng chữ “hoàn toàn không chứa cholesterol” thì chớ vội tin, vì đây chỉ là một chiêu trò quảng cáo sản phẩm của nhà sản xuất mà thôi.
Dầu có màu sắc nhạt, trong là sản phẩm chất lượng
Đa số các bà nội trợ khi mua sắm, đều cho rằng dầu càng đậm càng hôi càng kém chất lượng nhưng thực chất màu sắc của sản phẩm được quyết đinh bởi nhiều yêu tố, có thể là do công thức chế biến, mức độ tinh luyện hay nguyên liệu sản xuất. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, dầu càng tinh luyện có màu càng nhạt và trong nhưng theo đó nhiều thành phần dinh dưỡng nguyên thủy cũng bị lấy đi.
Ảnh minh họa
Do đó, việc đánh giá chất lượng của dầu khi chỉ nhìn vào màu sắc là chủ quan và không có cơ sở.
Sử dụng dầu ăn chiên lại nhiều lần
Vì tiếc rẻ dầu ăn mà nhiều người thường có thói quen giữ lại dầu ăn chiên đi chiên lại nhiều lần. Tuy nhiên, cách làm này hoàn toàn không tốt cho sức khỏe.
Dầu ăn chiên đi chiên lại sẽ làm giảm giá trị của dầu, phá hủy các vitamin có trong dầu. Hơn nữa, sau khi nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, trong dầu ăn rất dễ sản sinh ra transfat – một chất có hại cho sức khỏe, aldehyde, fatty acid oxide...
Không chỉ vậy, những chất này khi đi vào cơ thể sẽ phá hủy các men tiêu hóa làm khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, các bệnh lý tim mạch, ung thư… Vì thế, khi nấu ăn, các bà nội trợ cần cân đối lượng dầu mỡ phù hợp tránh lãng phí và không dùng lại dầu, mỡ thừa
Nhầm lẫn khi sử dụng quá nhiều nhãn hàng dầu ăn
Đa số các bà mẹ đều có thói quen “đa dạng hóa” dầu ăn bằng cách thay đổi nhiều nhãn hàng khác nhau. Tuy nhiên, dù tên sản phẩm khác nhau nhưng đều chứa cùng các thành phần acid béo như nhau. Trên thực tế, tất cả loại dầu ăn dù được làm từ đậu nành, đậu phộng hay bất kỳ loại đậu nào khác đều tương đối giống nhau về thành phần cấu tạo.
Do đó, nếu muốn thay đổi dầu ăn các mẹ nên chú ý chọn mua những loại dầu có thành phần acid béo khác nhau để tránh trùng lặp.
Sử dụng một loại dầu duy nhất
Tuy có thành phần giống nhau nhưng thực tế mỗi nhà sản xuất lại cho ra dầu ăn có giới hạn chịu nhiệt khác nhau. Do đó, đối với những món chiên hay rán, các bà nội trợ nên chọn những loại dầu có sức chịu nhiệt cao như dầu cọ, dầu dừa hay các loại mỡ như: bò, lợn,...
Hiển nhiên, đối với những món xào đơn giản, chỉ cần những loại dầu có khả năng chịu nhiệt nhẹ hơn như dầu làm từđậu phộng, cám gạo, ô liu hay đậu nành. Và còn các món trộn hay nấu, khử hành,... các bà nội trợ chỉ cần một loại dầu có độ chịu nhiệt kém như dầu đay, dầu tía tô, dầu ô liu nguyên chất,...
Dùng dầu ăn ở nhiệt độ cao
Đây là một trong những sai lầm mà nhiều người mắc phải khi cho dầu vào nồi và chờ dầu sôi đến bốc khói mới cho thức ăn vào để chiên, xào. Các nhà khoa học cho rằng, dầu ăn khi đun nóng trên 180 độ C sẽ khiến dầu biến chất sinh ra các chất độc hại. Cụ thể, khi bị ra nhiệt quá cao (đun nấu ở nhiệt độ cao), các chất axit béo trong dầu thực vật sẽ bị rối loạn cấu trúc tế bào, có thể gây đột biến gen.
Nhiệt độ cao không những làm ảnh hưởng, phá vỡ chất dinh dưỡng có trong dầu ăn và còn sản sinh ra các chất độc là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh ung thư. Đặc biệt là ung thư trực tràng, ung thư gan, phổi, vú. Ngoài ra chúng còn có nguy cơ làm giảm miễn dịch của cơ thể do dư thừa lipid...
Để an toàn, bạn có thể dùng chảo hay nồi để trên bếp cho tới khi nóng già rồi mới đổ dầu vào và chế biến. Trong quá trình chiên rán, nên để nhiệt độ vừa phải, để thực phẩm chín sâu và dầu không bị cháy.
Có phải dầu ôliu chỉ dùng để xào nấu
Khi nhắc đếndầu ôliuchị em thường sẽ nghĩ ngay đến làm đẹp, vì đây là loại dầu chưa qua quá trình tinh luyện hoàn toàn, chỉ thuần được chắt lọc từ nước ép của quả ôliu nên mang lại mùi thơm dịu nhẹ, giàu chất kháng khuẩn và hiệu quả chống ôxy hóa cao. Cũng vì vậy, chị em không nên dùng dầu ôliu trong xào nấu vì dễ làm mất đi hàm lượng phenol. Do đó, để bảo toàn được lượng phenol có trong dầu ôliu chị em có thể kết hợp nó với các món salad và rau trộn sẽ bổ dưỡngvà tốt cho sức khỏe hơn.
Tiếc dầu thừa nên không bỏ đi
Đa số bà nội trợ đều rất tiếc khi phải bỏ dầu thừa đi nhưng lại không biết đây là cách tiết kiệm gây hại cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, khi được chế biến và tiếp xúc với nhiệt độ cao dầu ăn sản sinhra một hóa chất có tên là transfat - một chất có thể gây ung thư nếu sử dụng trong thời gian dài.
Do đó, nếu muốn sử dụng lại dầu thừa, tốt nhất các bà nội trợ chỉ nên tận dầu đã qua chế biến lần đầu cho các món salad trộn hoặc để ướp cá thịt. Bạn cần tránh để dầu thừa tiếp xúc với nhiệt độ cao lần nữa.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được