8 thực phẩm cải thiện tuần hoàn, ‘bơm’ máu lên não: Chăm ăn để giảm đau đầu, chóng mặt
Buổi sáng ngủ dậy nên đánh răng hay nên uống nước trước? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ / 3 công thức làm sinh tố rau má hấp dẫn, đem lại vóc dáng đẹp và làn da láng mịn
Nước
Nước là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Cơ thể con người sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu nước. Mỗi ngày, chúng ta nên uống khoảng 8 ly nước (2-2,5 lít nước, bao gồm cả nước trong các món ăn) để cơ thể hoạt động hiệu quả.
Ảnh minh họa
Người vận động mạnh, tập luyện thể thao, lao động nặng nhọc càng cần bổ sung nhiều nước.
Ngoài ra, nước còn giúp cơ thể đào thải độc tố – nguyên nhân gây ra đau đầu, chóng mặt.
Thịt động vật, đặc biệt là thịt đỏ
Các loại thịt động vật có hàm lượng chất sắt cao như thịt bò, thịt lợn… cung cấp nguồn sắt dồi dào. Ngoài ra, chúng còn giàu đạm, vitamin nhóm B (gồm B2, B6 và B12) giúp thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu, cung cấp oxy cho tế bào của cơ thể, tăng cường miễn dịch, cải thiện tuần hoàn máu.
Các loại hạt và ngũ cốc
Các loạt hạt và ngũ cốc cung cấp nhiều chất bổ dưỡng cho cơ thể như omega-3, magie có tác dụng tăng cường lưu thông máu lên não, hạn chế thiếu máu não.
Hoa quả và rau xanh
Rau và các loại hoa quả tươi là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn. Các loại rau quả như cải bó xôi, cần tây, bí ngô, cà rốt, nho khô, dưa hấu, lựu… mang đến rất nhiều lợi ích cho người bị rối loạn tuần hoàn máu.
Rau quả giúp cung cấp các chất có lợi cho sức khỏe như sắt, kẽm, vitamin B12, axit amin… giúp tăng tuần hoàn máu lên não, giảm nguy cơ mắc chứng thiếu máu não.
Tiết lợn
100 gram thiết lợn có thể cung cấp 8,7mg sắt. Đây là thực phẩm giúp bổ sung nguồn sắt tự nhiên và trực tiếp cho cơ thể, giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh tim mạch.
Tiết lợn có thể chế biến thành các món ăn hấp dẫn, dồi dào dinh dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn cần phải ăn tiết lợn đã được nấu chín hoàn toàn. Không sử dụng tiết canh, tiết của lợn bệnh.
Các loại cá béo
Các loại cá béo như cá trích, cá hồi, cá mòi, cá ngừ… là nguồn cung cấp axit béo omega-3 dồi dào. Đây là một chất không thể thiếu đối với cơ thể con người. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn cá 2 lần/tuần.
Nghiên cứu cho thấy, thiếu hụt axit béo omega-3 là một trong những nguyên nhân làm máu lưu thông kém. Omega-3 tự nhiên trong các loại cá có đặc tính làm loãng máu, chống đông máu. Điều này giúp cải thiện lưu thông máu trong toàn bộ cơ thể.
Nghệ, tỏi
Các nghiên cứu có thấy củ nghệ có chứa curcumin. Chất này giúp động mạch không bị tắc nghẽn, cải thiện lưu thông. Tuy nhiên, theo bác sĩ Gundry (Trung tâm Y học Phục hồi ở Palm Springs, Mỹ) nghệ là một gia vị khó hấp thụ, trừ khi nó được trộn với bioperine – một hợp chất có trong hạt tiêu đen. Ông đề nghị nên ăn món cà ri 1 lần/tuần vì nó có chứa cả nghệ và tiêu đen.
Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy ăn tỏi thường xuyên có thể ngăn ngừa động mạch bị tắc nghẽn. Các bác sĩ cho biết, có thể sử dụng 2-3 tép tỏi/ngày là lý tưởng. Khi ăn nên đập dập hoặc ép tỏi để nhận được nhiều lợi ích.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Câu chuyện đám cưới đầy kịch tính: Người yêu cũ bất ngờ xuất hiện, ôm hôn chú rể và cái kết bất ngờ khiến ai nấy đều hả hê
Sốc với món quà cưới độc đáo từ hội người yêu cũ của chồng: Đám cưới tưởng chừng hạnh phúc bỗng hóa "biến cố" không tưởng!
Chuyển nhà chuẩn phong thủy: 3 'bảo bối' cần phải mang theo để hút tài lộc, gia đạo hưng thịnh
Bí quyết để cây trầu bà mọc lá xanh mướt: Cho cây uống 2 loại “nước” rẻ tiền mà nhà nào cũng có sẵn
Lời dạy Quỷ Cốc Tử rằng trước khi vận rủi ập đến, con người sẽ gặp 4 điềm báo này, cần nhạy bén để nhận ra và hóa giải nó
Đằng sau việc nhà hàng phục vụ lạc rang trước bữa ăn: Lý do thật sự chắc chắn sẽ khiến bạn phải trầm trồ