9 công dụng tuyệt vời của dâu tây đối với sức Khỏe
Bạn sẽ không bao giờ vứt bỏ vỏ hành tây nếu biết những công dụng tuyệt vời này / Bật mí công dụng 'thần kỳ' trong làm đẹp toàn diện từ trà xanh
Dâu tây (Strawberry, tên khoa học là Fragaria) được xếp vào dạng thực vật hạt kín, có hoa trong họ Hoa hồng. Loại quả này có xuất xứ từ châu Mỹ nhưng nhờ công nghệ lai tạo của các nhà làm vườn châu Âu mà chúng mới có được mùi hương và vị thơm ngon, đậm đà như ta vẫn thường thấy hiện nay.
Khi chín, quả dâu tây có dạng trái tim căng mọng, có màu đỏ (hoặc màu trắng, tùy loại). Cả phần thịt (quả giả) và hạt (quả thật) của dâu tây đều có thể ăn được. Dâu tây có vị chua nhẹ, thanh thanh và mọng nước.Ở Việt Nam, dâu tây thường được trồng ở những vùng có khí hậu ôn đới như Đà Lạt, Mộc Châu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn mua dâu tây nhập khẩu từ các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Mỹ tại các siêu thị trái cây. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nhữngcông dụng tuyệt vời của dâu tâyđối với sức khỏe.
1.Thành phần dinh dưỡng
Theo USDA, trong 100g dâu tây chứa:
Calo | 32 |
Protein | 0.7g |
Chất bột đường | 7.7g |
Chất béo | 0.3g |
Chất xơ | 2g |
Vitamin C | 58.8mg |
Vitamin E | 0.29mg |
Kali | 153mg |
Natri | 1mg |
Dâu tây rất giàu giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là các chất chống oxy hóa, do vậy chúng đem lại rất nhiều công dụng bất ngờ đối với sức khỏe con người.
2.1.Tăng cường hệ miễn dịch
Cơ thể của phần lớn các loài động vật có vú (trừ con người) có khả năng tự sản sinh ra vitamin C một cách tự nhiên để duy trì hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả. Đây cũng chính là lý do mà việc bổ sung vitamin C cho cơ thể hằng ngày là đặc biệt quan trọng. Bạn chỉ cần ăn 2 phần dâu tây là đã đủ cho nhu cầu vitamin C/ngày.
2.2. Cải thiện thị lực và bảo vệ mắtCác chất chống oxy hóa có trong dâu tây đóng một phần quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thể thủy tinh và mù lòa ở người cao tuổi. Bên cạnh đó, vitamin C tự nhiên được bổ sung từ dâu tây sẽ giúpbảo vệ đôi mắtkhỏi tia UV có hại từ mặt trời, đồng thời nâng cao sức khỏe của võng mạc và giác mạc.
2.3. Ngăn ngừa ung thư
Ngoài vitamin C, dâu tây còn chứa nhiều các hợp chất chống oxy hóa khác như axit ellagic, lutein và zeathancin. Các chất này sẽ ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, đồng thời hạn chế những tác động xấu của gốc tự do lên các tế bào của cơ thể.
2.4. Hạn chế nếp nhăn
Vitamin C trong dâu tây đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh quá trình sản sinh ra collagen trong cơ thể, giúp làm tăng mức độ đàn hồi và quá trình phục hồi của da. Ăn các loại đồ ăn, thức uống có chứa nhiều vitamin C như dâu tây cũng có tác dụng tái tạo da và giữ cho làn da đẹp và khỏe mạnh ở người cao tuổi.
Bên cạnh vitamin C, axit ellagic có trong dâu tây cũng giúp làm chậm việc hình thành nếp nhăn bằng cách hạn chế các tác hại xấu của tia UV lên làn da.
2.5. Phòng ngừa bệnh tim mạch
Axit ellagic và flavonoid trong dâu tây có thể trung hòa các tác hại do cholesterol “xấu” (LDL) trong máu gây ra. Bên cạnh đó, 2 chất này còn có tác dụng kháng viêm, làm sạch động mạch và giúptrái tim khỏe mạnh hơn. Khoa học cũng chỉ ra rằng, thêm dâu tây vào khẩu phần ăn hàng ngày giúp ngăn ngừa các bệnh lý phát sinh do mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể như tim mạch hay tiểu đường.
Hàm lượng kali tương đối cao trong dâu tây còn có tác dụng điều hòa huyết áp, điều này tốt cho những người có huyết áp không ổn định.
2.6. Kháng viêm
Các chất chống oxy hóa và hóa chất thực vật trong dâu tây cũng có tác dụng giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gút và viêm khớp. Với khẩu phần ăn chứa lượng dâu tây hợp lý, bạn có thể cải thiện chỉ số CRP của mình ở mức đáng kể và tránh được những bệnh lý về xương khớp.
2.7. Ngăn ngừa các chứng bệnh đại tràng và tiểu đườngChất xơ là một phần quan trọng để giữ cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định. Thiếu đi chất xơ trong bữa ăn hàng ngày, bạn sẽ dễ mắc các bệnh như táo bón hay viêm đại tràng. Đây là những bệnh rất hay gặp, đặc biệt là ở những người cao tuổi.
Bổ sung đầy đủ chất xơ bằng việc ăn dâu tây sẽ giúp bạn phòng ngừa những bệnh về đường tiêu hóa trên. Những bệnh nhân tiểu đường cũng có thể sử dụng dâu tây với liều lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bởi hàm lượng chất xơ cao sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đường của cơ thể.
2.8. Hỗ trợ giảm cân
Dâu tây được xếp vào loại thực phẩm ít calo và không có chất béo. Lượng natri và đường có trong dâu tây cũng ở mức chấp nhận được, đồng nghĩa với việc bạn có thể ăn đủ khẩu phần dâu tây hàng ngày mà không phải lo tới việc cơ thể sẽ hấp thụ nhiều calo như khi ăn các món ăn vặt khác.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thay bữa sáng hoặc những lần ăn vặt của mình trong ngày bằng một cốc sinh tố dâu tây bổ dưỡng.
2.9. Nâng cao sức khỏe tiền sinh sản
Vitamin B9 có trong dâu tây được cho là đặc biệt quan trọng trong thời kỳ đầu mang thai, với tác dụng giúp cho thai nhi phát triển toàn diện về não, hộp sọ và tủy sống. Bổ sung đầy đủ lượng axit folic mà cơ thể cần thông qua việc dâu tây cũng là một cách hữu hiệu để giảm thiểu những rủi ro khi sinh sản.
3.Một số lưu ý khác
3.1.Tác dụng phụ của dâu tây
Với những công dụng trên, dâu tây thực sự là một loại trái cây xứng đáng có mặt trong khẩu phần ăn của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên sử dụng dâu tây một cách có khoa học và điều độ để đạt được hiệu quả cao nhất, cũng như tránh được những tác dụng phụ không mong muốn.
Mặc dù mang nhiều lợi ích đối với sức khỏe, lượng đường trong các loại quả là tương đối cao. Trong trường hợp của dâu tây, con số này nằm ở mức 4.89mg cho khẩu phần ăn 100g.
Bên cạnh đó, theo như công bố của tổ chức Công tác Môi trường (Environmental Working Group - EWG), dâu tây luôn nằm trong top đầu danh sách các loại thực phẩm có chứa tỉ lệ dư lượng chất bảo vệ thực vật cao nhất. Chính vì lý do đó, tổ chức này cũng khuyến cáo người dân nên tìm mua và sử dụng các sản phẩm dâu tây hữu cơ để tránh gặp phải các rủi ro về sức khỏe.(1)
Ngoài những lưu ý chung về lượng đường cũng như dư lượng chất bảo vệ thực vật ra, thì việc sử dụng dâu tây có thể đem lại một số tác dụng phụ sau:
Đối với trẻ nhỏ và những ai mẫn cảm với phấn hoa hoặc táo, ăn dâu tây rất dễ gây dị ứng. Các triệu chứng có thể gặp phải bao gồm ngứa hoặc rát miệng, đau đầu, nổi mẩn ở họng, lưỡi, môi, mặt và khó thở.
Hợp chất anthocyanin có trong dâu tây được cho là nguyên nhân gây ra những hiện tượng trên. Các đối tượng bị dị ứng có thể chuyển sang ăn dâu tây trắng (hoặc không màu) để đảm bảo sức khỏe.
Việc ăn quá nhiều dâu tây có thể khiến cho lượng kali trong máu tăng đột biến, dẫn đến nôn mửa, khó thở và tim đập nhanh – đặc biệt là ở những người gặp phải các vấn đề về thận.
Bên cạnh đó, nhóm chất goitrogen có trong dâu tây có thể ảnh hưởng tới hoạt động của tuyến giáp – khiến cho các bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn.(2)
3.2. Các đối tượng không nên sử dụng dâu tây
Chính vì những tác dụng phụ trên, những ai bị dị ứng với phấn hoa nên tránh việc sử dụng dâu tây đỏ, hoặc tìm cho mình các loại quả thay thế dâu tây cho bữa ăn hàng ngày.
Những ai mắc phải các bệnh lý về thận, dạ dày hay tuyến giáp nên lưu ý tới việc sử dụng dâu tây của bản thân, tốt nhất nên hạn chế liều lượng để tránh làm cho bệnh nghiêm trọng hơn.
Đối với các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân trước hoặc đang trong quá trình phẫu thuật/điều trị thuốc và những người có bệnh lý về máu việc sử dụng dâu tây phải tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của các bác sĩ và chuyên gia y tế.
4. Cách sử dụng dâu tây trong các bữa ăn hàng ngày
Dâu tây tươi thường được sử dụng trong kem và các món tráng miệng. Đối với các sản phẩm dâu tây đông lạnh hoặc sấy khô, nên kiểm tra thông tin về lượng đường trên bao bì để đảm bảo mức độ phù hợp với khẩu phần ăn của mình. Nếu sử dụng các loại thạch hoặc mứt dâu tây, hãy đảm bảo rằng những sản phẩm này không có thêm chất làm ngọt hoặc làm đầy.
Một phần ăn dâu tây chứa tương đối ít calo, đồng nghĩa với việc bạn có thể thêm chúng vào các bữa ăn hàng ngày mà không phải lo nghĩ nhiều về việc bản thân đang sử dụng quá liều lượng cho phép.
Nên lưu ý rằng việc ăn dâu tây và uống nước ép từ dâu tây là hoàn toàn khác nhau. Nước ép dâu tây vốn không có nhiều chất xơ, và sẽ không có tác dụng điều hòa đường huyết như ở dâu tây tươi.
Sau đây là một số cách mà bạn có thể thêm dâu tây vào khẩu phần ăn hàng ngày của gia đình:
Thái nhỏ dâu tây và thêm vào salad hoặc salsaXay sinh tố dâu tây kết hợp với các loại trái cây khác
Làm bánh mousse dâu tây tráng miệng
Thêm các lát dâu tây thái nhỏ vào pizza, pancake cùng các loại bánh mì khác, hoặc thêm sirô dâu tây vào các món tráng miệng
Làm trà dâu tây lạnh, và trang trí với dâu tây
Với những công dụng trên, dâu tây hoàn toàn xứng đáng có mặt trong khẩu phần ăn của mọi nhà. Với mùi thơm đặc trưng và hương vị độc đáo; sẽ không khó để nhận thấy những tín hiệu tích cực về sức khỏe khi ăn dâu tây, đặc biệt là khi sử dụng một cách khoa học và điều độ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn