9 loại cá đại bổ, giàu dinh dưỡng bậc nhất, vừa ngon vừa rẻ bán đầy ở Việt Nam
Bất ngờ thứ hạt ai cũng bỏ đi nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe / Ăn sầu riêng rất tốt nhưng ăn với thứ này thì "đại kị"
Cá chép
Cá chép nổi tiếng lành tính và giàu dinh dưỡng, thường được những mẹ bầu dùng đề tẩm bổ.
Trong Đông y cho rằng, cá chép có vị ngọt, có tính bình, hàm lượng protein và vitamin dồi dào, có tác dụng trị ho, hen suyễn, thông sữa, lợi tiểu tiêu phù, tạo thèm ăn và tốt cho tiêu hóa.
Với những người đang mắc chứng ứ tích nước trong cơ thể, tiêu chảy nước, vàng da, bí tiểu, thai nghén phù thũng nên bổ sung món cá chép vào thực đơn.
Cá rô phi
Cá giàu protein, ít chất béo, mức thủy ngân thấp nhất trong các loài cá nên phù hợp với trẻ em trên hai tuổi, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Trong 100 g cá có 26 g protein và chỉ chứa 2 g chất béo.
Cá mòi
Cá mòi là một loài cá nhỏ, màu trắng, vảy nhỏ, da bóng nhẫy. Dù kích thước nhỏ nhưng cá mòi chứa một lượng lớn omega-3, vitamin B12, D và canxi, DHA giúp cải thiện trí nhớ ở người cao tuổi. Cá mòi đóng hộp có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng bởi trong hộp cá có đủ xương và da cá.
Cá trích
Cá trích nhiều selen, vitamin B12, vitamin D, sắt và chất chống oxy hóa. Loại cá này còn được gọi là "cá béo" bởi dầu trong cá có chứa nhiều axit béo omega-3 có lợi cho trí não.
Cá cấn
Cá cấn thuộc dạng cá đồng, sống theo đàn thường có nhiều ở các vùng quê, được bán rất rẻ. Trong cá cấn chứa protein, canxi, kali, magiê, selen chất béo, và rất nhiều chất dinh dưỡng khác.
Không chỉ có vậy, thịt cá cấn ăn rất mềm, dễ tiêu hóa, phù hợp cho trẻ em, người già và những người có chức năng tiêu hóa kém. Đặc biệt là loại cá này còn có tác dụng bổ sung máu, tốt cho dạ dày.
Cá mè hoa
Cá mè hoa là loại cá dân dã rẻ tiền nhưng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt cá mè chứa 15,3g đạm; 2,2g mỡ; 82mg canxi; 18mg photpho; 0,8mg sắt; 229mg kali, 4,7g carbohydrate và các vitamin B1, B2; 2,8mg axit Nicotinic; 2,65mg vitamin E.
Theo y học cổ truyền, cá mè hoa tính ôn, vị ngọt, rất tốt cho người mắc chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhiều đờm, cao huyết áp, suy thận, đau lưng, đau khớp, gân cốt yếu, tiêu hóa kém, tứ chi phù, tì vị suy hàn.
Cá cơm
Cá cơm là một loại cá béo nhỏ cung cấp một lượng đáng kể EPA và DHA omega-3. Loại cá này có hàm lượng thủy ngân thấp nên được đánh giá là một trong những lựa chọn lành mạnh và an toàn cho mọi người.
Cá trắm cỏ
Là loại cá bình dân rẻ tiền, nhưng cá trắm cỏ rất giàu vitamin nhóm B (như B1, B2), niacin, axit béo không bão hòa và các khoáng chất như: canxi, sắt, kẽm, phốt pho, selen… có tác dụng làm ấm dạ dày, bình gan.
Các món ăn được chế biến từ cá trắm cỏ người bị mỡ máu cao, trẻ em phát triển không tốt, người bị sưng phù, phổi kết hạch, sản phụ ít sữa…
Ngoài ra, loại cá này có tác dụng sáng mắt, nên người thể lực yếu, mất cảm giác ngon miệng càng nên bổ sung loại cá này.
Cá nục
Cá nục không chỉ chứa nhiều chất bổ, thành phần omega – 3 có trong cá nục có tác dụng trị đau khớp và làm giảm viêm nhiễm và đau khớp.
Nhưng, trong cá nục lại chứa rất ít chất béo và hàm lượng cholesterol thấp so với các loại thịt khác nên có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol trong máu, từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch nếu ăn thường xuyên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh