9 loại lá tắm hết dị ứng, nổi mề đay ngứa ngáy khi trời lạnh: Dùng thường xuyên sẽ đỡ
Sữa bò và sữa dê, loại nào dễ gây dị ứng hơn? / Bác sĩ đưa ra lời khuyên dành cho các phụ huynh có con bị dị ứng thực phẩm
Loại lá tắm đầu tiên: Tía tô
Theo đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, được ví như nguồn kháng sinh tự nhiên, có tác dụng ngăn chặn tình trạng dị ứng và mẩn ngứa rất tốt.
Các dùng đơn giản, bạn chỉ cần lấy lá tía tô rửa sạch, nấu với nước trắng rồi tắm khi nước còn nóng. Thực hiện trong 3 ngày liền liên tục thấy hiệu quả tốt của lá tắm này.
Loại lá tắm thứ 2: Ngải cứu
Ngoài tác dụng giải cảm, trị ho, đau cổ họng, đau đầu, đau bụng khi đến 'tháng'... ngải cứu còn có khả năng làm trắng da và trị mịn, mẩn ngứa.
Theo y học hiện đại, trong lá ngải cứu có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất như flavonoid, artabsin và adenin…. Đây đều là những chất có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm hiệu quả, phù hợp sử dụng để điều trị mề đay và giúp đẩy lùi nhanh chóng cơn ngứa ngáy khó chịu.
Để làm đẹp, bạn chỉ cần rửa sạch nắm lá ngải cứu tươi rồi giã nát. Sau đó đem đắp lên mặt, để khoảng 20 phút, rồi rửa lại mặt. Cứ làm liên tục như vậy sẽ có làn da trắng sáng hồng. Với trẻ nhỏ hay bị rôm sảy, hãy lấy lá ngải cứu xay nát rồi lọc lấy nước bé tắm.
Loại lá tắm thứ 3: Lá khế
Lá khế có vị chát, tính lạnh, công dụng giải độc, sát trùng, chống ngứa ngáy trên da.
Thành phần hoạt chất bên trong của lá khế khi đi qua da sẽ có khả năng đẩy lùi cơn ngứa ngáy hiệu quả. Với khả năng kháng khuẩn tốt như vậy, lá khế còn có tác dụng ức chế và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây hại trên da.
Để nấu nước tắm hàng ngày, mọi người hãy lấy 1 nắm lá khế tươi, rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với nước, sau đó đổ ra chậu cho nguội bớt, thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa đủ ấm để tắm
Trong quá trình tắm nên lấy bã lá khế chà xát nhẹ lên vị trí mẩn ngứa ngáy trên da sẽ tăng hiệu quả.
Loại lá tắm thứ 4: Chè xanh
Đây là loại lá nổi tiếng hữu hiệu trong việc trị dị ứng, mề đay và mẩn ngứa.
Y học cho biết, trong lá chè xanh chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho cơ thể và có khả năng đẩy lùi các triệu chứng của mề đay như tinh dầu, tanin, flavonoid và nhiều acid amin. Đây kaf thành phần hoạt chất có tác dụng chống viêm và kháng khuẩn tốt, thích hợp sử dụng để điều trị da liễu.
Cách dùng đơn giản: Lấy 20g lá chè xanh rửa sạch, đun với nước tới khi sôi thì đổ ra chậu cho nguội bớt, sau đó cho thêm một ít nước lạnh cho nhiệt độ vừa ấm để tắm. Tắm 3 ngày liên tục sẽ giúp các cơn ngứa vết mẩn đỏ sẽ hết.
Loại lá tắm thứ 5: Lá hẹ
Trong lá hẹ có chất kháng sinh mạnh như: allcin và sulfit. Đây là những có tác dụng giảm dị ứng da, giảm nhiễm khuẩn, giảm đau do viêm loét, trị mề đay, mẩn ngứa hiệu quả.
Loại lá tắm thứ 6: Trầu không
Lá trầu không thường được dùng để chữa rất nhiều bệnh như: viêm da cơ địa, mề đay, nấm chân tay, mẩn ngứa… rất hiệu quả.
Khi đi vào cơ thể, nước lá trầu không sẽ giúp kháng khuẩn và thải độc tố cực tốt. Ngoài ra, trong lá trầu không chứa các chất như: Tinh dầu, tannin và vitamin,… những chất này có tác dụng trong việc ức chế sự phát triển và lây lan của vi khuẩn, làm lành vết thương trên da.
Loại lá tắm thứ 7: Lá ổi
Theo đông y, lá ổi có vị đắng, tính ấm, chữa mẩn ngứa, đốm đỏ rất nhạy bén.
Theo y học, chiết xuất lá ổi có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của Staphylococcus aureus, đây là 1 trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về da.
Ngoài ra lá ổi còn chứa tinh dầu dễ bay hơi Eugenol, có khả năng kháng khuẩn, cải thiện cấu trúc da, xoa dịu cơn ngứa ngáy, sưng rát, tiêu mụn nước.
Cách dùng: Lấy 2 nắm lá ổi nấu thành nước tắm mỗi ngày, mẩn ngứa hay rôm sảy trong ngày hè đều tiêu biến hết.
Loại lá tắm thứ 8: Kinh giới
Theo Đông y, lá cây kinh giới có vị cay, hơi đắng, tính ôn, có tác dụng diệt khuẩn, chữa mẩn ngứa rất tốt. Ngoải ra hàm lượng vitamin và khoáng chất cao trong lá kinh giới còn có tác dụng tăng sức đề kháng và có khả năng chống lại các tác nhân có hại gây bệnh cho da.
Cách dùng: Lấy 1 nắm lá kinh giới, rửa sạch, vò nát rồi cho vào chậu nước ấm, khuấy đều rồi tắm, sẽ giúp chữa ngứa da hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể sắc lá kinh giới rồi lấy nước uống để mát gan, trị mẩn ngứa từ bên trong.
Loại lá tắm thứ 9: Kim ngân hoa
Kim ngân hoa có vị đắng, tính hàn, không có độc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm... Thành phần dược lý trong cây kim ngân có khả năng ức chế các loại vi khuẩn ngoài da như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, các loại nấm ngoài da.
Do đó, dùng cây kim ngân hoa nấu nước tắm có thể xoa dịu được các cơn ngứa do bệnh mề đay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người