9 sai lầm mua giày "tiền mất, tật mang"
Những tác hại của việc đi giày cao gót thường xuyên / Giày cao gót không chỉ hủy hoại đôi chân, còn ảnh hưởng tới nhiều bộ phận khác trên cơ thể
1. Mua giày vào buổi sáng
(Ảnh: Depositphotos)
Việc vận động đi lại suốt cả ngày thường khiến bàn chân to ra hơn một chút. Vì vậy, mua giày vào buổi sáng – khoảng thời gian chưa vận động nhiều, chân còn nhỏ có thể sẽ làm bạn mua một đôi giày chật hơn mong muốn.
2. Không biết mình có kiểu bàn chân nào
Biết rõ kiểu chân của mình là điều quan trọng để chọn lựa được đôi giày thoải mái, đúng ý nhất. Một mẹo đơn giản để tìm ra kiểu bàn chân là ngâm chân vào nước và sau đó giẫm lên một tấm bìa cứng. Nếu có thể nhìn thấy toàn bộ bàn chân in lên tấm bìa, bàn chân của bạn thuộc kiểu bàn chân phẳng. Nếu bạn có vòm chân rất rõ, bạn sẽ thấy có khoảng trống ở giữa dấu chân và nên chọn những đôi giày có nhiều phần đệm. Nếu phần giữa bàn chân chỉ to bằng một nửa những phần còn lại, bạn có kiểu bàn chân bình thường.
3. Cho rằng lót chân chỉ để chữa các bệnh về chân
Trên thực tế, nếu phải đứng trong một khoảng thời gian dài, miếng lót chân gel có thể là vị cứu tinh của bất kì ai. Vật dụng này cho bạn thêm một lớp đệm, cực kì có lợi với tình trạng da mỏng dần đi theo tuổi tác.
4. Đi một đôi giày quá nhiều
Tất cả chúng ta đều có những đôi giày được ưu ái đặc biệt nhưng dù có thích chúng đến đâu, bạn cũng nên thay đổi giày hàng ngày, không nên đi lại một đôi giày liên tục để phần mồ hôi trong giày kịp khô ráo. Bên cạnh đó, việc mang một đôi giày liên tục rất dễ làm mòn các vùng nhất định trong giày, khiến chân bị đau, xước khi sử dụng.
5. Không biết số đo chân của mình
Kích cỡ của những hãng giày khác nhau thường có độ sai lệch, khác biệt nhất định. Vì vậy, bạn không nên chỉ ghi nhớ cỡ giày của mình mà còn nên ghi nhớ cả kích thước bàn chân nữa. Do kích thước có thể thay đổi theo tuổi tác hoặc tình trạng mang thai, bạn nên đo lại chân của mình trước khi tìm mua một đôi giày mới.
6. Không quan tâm đến chất liệu đế giày
Đế giày nên được chọn linh hoạt tùy theo mục đích sử dụng. Ví dụ, đế giày thể thao cần độ mềm dẻo, có khả năng chống sốc.
7. Chỉ thử một bên giày
Cơ thể của chúng ta không đối xứng. Thông thường, một bàn chân sẽ to hơn một chút so với bàn chân còn lại nên bạn cần thử giày trên cả hai chân để chắc về độ vừa vặn, thoải mái.
8. Chỉ chú ý tới gót giày
(Ảnh: Depositphotos)
Để tránh đau chân khi đi giày cao gót, bạn nên tránh những đôi có lớp đệm mũi và bàn chân mỏng. Lớp đệm dày sẽ giúp giảm bớt áp lực tác động lên lòng bàn chân.
9. Dùng dép xỏ ngón trong thời gian dài
Dùng dép xỏ ngón sẽ thay đổi ít nhiều cách chúng ta di chuyển vì ta cần điều chỉnh các ngón chân để giữ chắc đôi dép. Xét về lâu dài, điều này có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Thay vì dép xỏ ngón, bạn có thể lựa chọn xăng đan để vừa thoáng mát, thoải mái, lại vừa tránh được các tác động xấu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo