Đời sống

9 thực phẩm nấu không chín kỹ sẽ độc hơn cả thạch tín

Những loại rau củ chưa được nấu chín sẽ gây ngộ độc thực phẩm hơn cả thạch tín.

1. Măng

Trong măng chứa nhiều glucid. Chất này khi kết hợp với vị chua trong dạ dày sẽ tạo ra một loại axit có khả năng gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều. Tuy nhiên độc chất trong măng sẽ bay hơi dễ dàng khi được nấu sôi.

Để loại bỏ những độc tố có trong măng, sau khi xắt lát mỏng nên đem luộc qua với nước sôi trong khoảng 10 phút. Trong quá trình luộc không nên đậy nắp nồi, để các độc chất trong măng theo hơi nước sôi bay ra ngoài. Sau đó, vớt măng ra và rửa lại dưới vòi nước lạnh, sau đó chế biến bình thường.

Ảnh minh họa.

2. Sữa đậu nành

Do trong đậu nành sống cũng có thành phần độc tố, vì vậy nếu sữa đậu nành không được nấu chín, khi sử dụng cũng có thể dẫn đến ngộ độc. Đặc biệt là khi sữa đậu nành được nấu đến khoảng 80 ° C, chất saponin trong đậu nành gặp nóng sẽ bị giãn nở và bọt nổi lên tạo thành hiện tượng "sôi giả". Trên thực tế, nếu bạn vừa thấy hiện tượng sôi giả đã ngừng đun các thành phần độc hại như saponin có trong sữa đậu nành sẽ không bị phá hủy hoàn toàn. Điều đó sẽ gây ngộ độc khi sử dụng, thường là sau khi ăn từ 0,5 - 1 giờ có thể phát bệnh, các triệu chứng chủ yếu xuất hiện ở đường tiêu hóa.

Để ngăn ngừa ngộ độc sữa đậu nành sống, khi sữa đậu nành được nấu chín, cần đun nóng đến 100 ° C, trong khoảng 10 phút trên lửa nhỏ, lúc này có thể an toàn sử dụng sữa đậu nành.

3. Khoai tây

Ăn khoai tây sống có thể gây ra đầy hơi và các tác dụng tiêu hóa không mong muốn vì thực phẩm này có chứa tinh bột làm cản trở quá trình tiêu hóa. Thậm chí, càng nguy hiểm hơn khi khoai tây được lưu trữ thời gian dài ở những nơi ẩm ướt, trên vỏ có thể xuất hiện một số đốm xanh và phát triển thành độc tố có tên là solanine, loại độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu một củ khoai tây xuất hiện những đốm màu xanh, tốt nhất bạn nên vứt bỏ.

4. Sắn

Sắn là loại thực phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất. Chúng sẽ rất an toàn nếu được chế biến đúng cách, còn nếu ăn sống hoặc chưa chế biến kỹ, bạn có thể gặp nguy hiểm, thậm chí là tử vong vì loại củ này chứa hàm lượng lớn linamarin, chất sẽ chuyển hóa thành cyanide độc hại khi ăn sống.

5. Mộc nhĩ tươi

Mộc nhĩ tươi có chứa chất porphyrin - chất nhạy cảm ánh sáng. Nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi, cơ thể có tiếp xúc với ánh sáng sẽ gây viêm da, ngứa, phù nề, trầm trọng có thể gây hoại tử da. Do vậy để bảo vệ sức khỏe mọi người không nên ăn mộc nhĩ khi còn tươi.

6. Cà tím

Cà tím có chứa solanine một chất làm giảm hiệu quả hấp thụ canxi của cơ thể. Không những vậy, lượng solanine trong cà tím già chưa chín tương đối cao, rất dễ ngộ độc.

Solanine cơ bản không tan trong nước, do đó dùng các phương pháp như nấu canh, luộc... đều không thể loại bỏ được solanine. Khi nấu cà tím nên thêm một chút dấm ăn để hỗ trợ giúp phá vỡ và phân giải solanine.

7. Đậu cove

Trong đậu cove cũng có độc tố Saponin, nếu không được nấu chín, chất saponin trong đậu sẽ kích thích mạnh hệ tiêu hóa. Ngoài ra, đậu cove còn chứa nitrite và trypsin, có thể kích thích dạ dày trong cơ thể, gây ngộ độc thực phẩm và các triệu chứng viêm đường tiêu hóa. Đậu cove có thể chế biến món xào hoặc luộc, tuy nhiên trong quá trình nấu nhất định phải chín kỹ.

8. Nấm kim châm

Trong nấm kim châm sống chứa chất Colchicine rất độc, dễ gây kích ứng mạnh đến niêm mạc đường tiêu hóa và niêm mạc đường hô hấp, dẫn đến xuất hiện những cảm giác khó chịu như khô họng, buồn nôn. Nếu bạn ăn nhiều nấm kim châm chưa nấu chín, còn có thể gây nguy cơ đại, tiểu tiện ra máu.

Đối với các loại nấm khác, bạn cũng nên nấu chín trong khoảng 10 phút, rồi mới ăn, bởi nấm cứng, sẽ khó để có thể chuyển hóa chất dinh dưỡng nếu không được nấu chín. Đồng thời, nếu nấu nấm không kỹ, các chất trong nấm có thể khiến bạn khó tiêu, hoặc các vi khuẩn chưa được tiêu diệu hết sẽ gây hại cho cơ thể.

9. Cà chua

Để hấp thu lycopene có trong cà chua-chất chống oxy hóa và kháng viêm hiệu quả thì tốt nhất hãy nấu chín trước khi thưởng thức. Bởi lớp vỏ dày của cà chua chứa lycopense, nếu ăn sống bạn chỉ có thể hấp thu được khoảng 4%. Khi nấu lên, bạn có thể dễ dàng chiếm trọn phần lycopene của nó.

Khi cà rốt, bí đỏ được nấu chín, lượng beta-carotene – một chất chống oxy hóa sẽ tăng lên và khi đi vào cơ thể, nó sẽ được chuyển hóa thành vitamin A. Nếu ăn sống, cơ thể sẽ phải mất một khoảng thời gian và rất khó khăn để có thể tiêu hóa và hấp thụ, nhưng khi đã được nấu chín, lớp vỏ bị phá vỡ và cơ thể có thể hấp thụ dễ dàng.

Theo Vũ Ngọc/Khỏe & Đẹp
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo