9 tuyệt chiêu khiến trẻ bướng bỉnh đến đâu cũng phải nghe lời
3 loại thực phẩm đào thải độc tố từ tự nhiên / 10 bước vượt qua ly hôn
Nhiều phụ huynh lo lắng bởi con không chịu nghe lời, hoặc cố tình làm trái ý bố mẹ. Thậm chí có người không dám góp ý vì sợ bé bướng bỉnh lại càng làm trái ý hơn.
Khá nhiều bậc phụ huynh lo lắng bởi con không chịu nghe lời, hoặc cố tình làm trái ý bố mẹ. |
Từ kinh nghiệm nuôi 3 đứa con 13, 8 và 7 tuổi cũng như quản lý nhân viên của mình, ông Trần Việt Quân, Tổng Giám đốc Bách Khoa Computer, chia sẻ nếu muốn con vâng lời, bố mẹ cũng nên biết lựa lời mà nói. Theo đó, kinh nghiệm quý báu được ông chia sẻ như sau:
1. Bố mẹ nên dùng mẫu câu “Khi nào… thì”
Bố mẹ nên nói “Khi nào con làm bài tập xong thì sẽ được xem tivi”, mà không nên dùng cụm “Nếu… thì”. “Khi nào” ngụ ý công việc bé cần hoàn thành và mang nhiều ý nghĩa tích cực hơn, bé sẽ thấy thoải mái hơn. “Nếu… thì” khiến bé cảm thấy giống như một mệnh lệnh ép buộc và dễ gây tâm lý phản kháng.
2. Nói với con, bố mẹ nên “chân trước, miệng sau”
Bố mẹ nên tránh tình trạng con chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng quát. Anh Quân kể mình đã từng chứng kiến có bà mẹ đang nấu ăn trong bếp, nghe tiếng cốc chén vỡ loảng xoảng ở ngoài phòng khách, liền quát lên: “Con làm vỡ phải không”, đến khi chạy ra, mới biết con mình không làm vỡ, mà tội đồ là con mèo. Khi bị bố mẹ đổ oan như thế, bé sẽ không phục và sẵn sàng tư tưởng chống đối.
3. Cho bé được lựa chọn
Bố mẹ muốn con thu dọn đồ chơi thay vì ép: “Con phải thu dọn ngay lập tức”, có thể nói “Mẹ đếm từ 1 đến 5, hoặc con hãy dọn xong đồ chơi, hoặc mẹ sẽ thu và bỏ vào thùng rác”. Sự thực thì tất cả những lựa chọn này đều đã được bố mẹ kiểm duyệt và giới hạn nhưng bé vẫn thấy vui vẻ và không cảm thấy bị gò bó. Tất nhiên, bố mẹ không nên đưa quá nhiều lựa chọn khiến bé rối trí và chính bố mẹ cũng khó xử, tốt nhất là chỉ nên 2 đến 3 lựa chọn.
Khi nói chuyện với con đang tuổi mầm non, cha mẹ nên hạ mình ngồi xuống. |
4. Nói trực tiếp với bé, mắt miệng bố mẹ ở cùng tầm với mắt miệng của bé
Nếu bé đang tuổi mầm non, bố mẹ hãy hạ mình và ngồi xuống để nói cùng với bé. Anh Quân ví von, cũng như khi quản lý nhân viên, nếu anh ngồi ở phòng giám đốc và ra lệnh, nhiều khi nhân viên vâng vâng dạ dạ rồi việc để đấy. Nhưng khi anh trực tiếp xuống tận chỗ nhân viên hướng dẫn và chỉ đạo, công việc được hoàn thành rất nhanh.
5. Nêu đích danh bé
Nếu bố mẹ cứ nói chung chung: “Tắt tivi đi”, nhiều bé bướng bỉnh tảng lờ không nghe thấy, nhưng khi được gọi tên: “Bi, con tắt tivi đi”, bé sẽ dễ dàng làm theo lời bố mẹ hơn.
6. Đưa ra yêu cầu một cách đơn giản
Bố mẹ có thể kiểm tra lại bằng cách hỏi xem bé có thể nhắc lại điều bố mẹ vừa nói hay không. Nếu bé nhắc lại gần chính xác tức là bố mẹ đã đi đúng hướng. Không ai có thể làm đúng yêu cầu của người khác nếu không hiểu yêu cầu đó như thế nào, đặc biệt là một đứa trẻ.
7. Chỉ ra những lợi ích hoặc bất lợi khi bảo bé làm một việc gì
Ví dụ “Đi học vui vẻ và được phiếu bé ngoan, cuối tuần bố mẹ sẽ cho con đi chơi”, “Nếu con phá hỏng món đồ chơi này thì sẽ không được mua thêm một món đồ chơi nào nữa cho đến sinh nhật con”. Một điều quan trọng là bố mẹ phải giữ đúng lời hứa với bé.
Nếu bố mẹ đặt mình vào vị trí của con, sẽ không có những yêu cầu vô lý. |
8. Nên đặt mình vào vị trí của bé
Anh Luận, bố của một cô con gái 11 tuổi đồng thời cũng là một doanh nhân đã có kinh nghiệm hơn một năm làm quản lý của một trường mầm non bổ sung, nếu muốn bé vâng lời, người lớn nên tự đặt mình vào vị trí của bé để xem yêu cầu của mình có phù hợp không.
Tại sao chúng ta bắt bé phải ăn hết suất cơm trong khi mình nấu quá dở? Tại sao ngày nghỉ chúng ta bắt bé đi ngủ đúng giờ như ở lớp học, trong khi buổi sáng chúng ta cho phép mình và bé được ngủ nướng đến 10h?
Nếu bố mẹ đặt mình vào vị trí của con, sẽ không có những yêu cầu vô lý, bé không phải chịu những trận đòn oan và gia đình cũng không ầm ĩ tiếng quát tháo như ong vỡ tổ.
9. Thể hiện thái độ tôn trọng con
Chị Lan Anh (bà mẹ của 4 đứa con lần lượt 18, 16, 13 và 10 tuổi) cho rằng cách sử dụng từ ngữ khi nói chuyện với con rất quan trọng. Nếu lúc nào bố mẹ cũng quát nạt từ những việc đơn giản, bé sẽ nhờn và không còn nể sợ. Bé sẽ dễ dàng làm những việc đáng bực mình hơn rất nhiều. Từ thực tế nhà mình, chị Lan Anh chia sẻ, nếu muốn các con vâng lời, bố mẹ nên thể hiện thái độ tôn trọng con. Ở nhà chị, nếu bé nào mắc lỗi, chị đều gọi riêng ra nói chuyện và nhắc nhở, không để các anh chị em khác trong nhà biết mà chế giễu bé.
- Video: Những thứ không nên để trong hành lý ký gửi khi đi máy bay. Nguồn: Top List/EVA.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn