Ai không nên ăn rau ngót?
Dùng thực phẩm bổ sung không đúng cách có thể dẫn đến những rủi ro sức khỏe / Đặt đá phong thủy ở vị trí này tiền bạc dễ tiêu tán, sức khỏe có thể sa sút
Rau ngót là loại rau quen thuộc nhưng rất bổ dưỡng. Nhiều người thường lựa chọn rau ngót cho bữa ăn hàng ngày. Vậy, ăn rau ngót có tốt không và ai không nên ăn rau ngót?
Tác dụng của rau ngótBài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra những tác dụng của rau ngót với sức khỏe như sau:
Rau ngót giúp tăng đáng kể việc sản xuất sữa mẹ để thúc đẩy sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Theo kinh nghiệm dân gian, lá của cây rau ngót tốt nhất được sử dụng để điều trị một số bệnh và giảm cân, khi lá chứa một lượng đầy đủ các chất dinh dưỡng đa lượng và có hầu hết các vi chất dinh dưỡng. Các vi chất dinh dưỡng là các hợp chất phenolic như carotenoid, vitamin chống oxy hóa và khoáng chất tương tự như các loại rau thông thường thường có.
Ngoài ra, cây rau ngót còn chứa hầu hết các khoáng chất thiết yếu, bao gồm giàu natri, kali, canxi, phốt pho, sắt, magie, đồng, kẽm, mangan và coban cần thiết cho hoạt động thể dục tối ưu của hệ thống hàng ngày
Các loài thực vật có biệt danh là lá đa sinh tố thường có hàm lượng vitamin cao và hàm lượng protein cao, cần thiết cho nhu cầu vận động và làm việc một ngày dưới nắng nóng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một chế độ ăn cân bằng và đa dạng các loại thực phẩm là sự lựa chọn tốt nhất.
Cây rau ngót là thành phần của bài thuốc cổ truyền để hạ sốt, điều trị các vấn đề về tiết niệu và tăng sản xuất sữa mẹ. Có đến 17,4% protein trong 100g lá rau ngót là thông tin hữu ích cho các nhà chiến lược ăn kiêng. So với các loại rau có lá màu xanh đậm khác như rau bina có 2,0g, bạc hà 4,8g và bắp cải khoảng 1,8g, protein, trong rau ngót được báo cáo là một loại thực vật có giá trị hơn nhiều. Cây rau ngót còn được cho là có khả năng chống lại bệnh tiểu đường.
Việc bổ sung cây rau ngót trong chế độ dinh dưỡng cũng làm giảm dư lượng chất độc tế bào nhất định trong các cơ quan của cơ thể. Hơn nữa, ăn rau ngót giúp tăng cường bảo vệ gan, thận, lá lách.
Ai không nên ăn rau ngót?Rau ngót tốt tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời BS. Đoàn Hồng – Chuyên khoa Dinh dưỡng cho biết những nhóm người dưới đây cần hạn chế ăn rau ngót:
Phụ nữ đang mang thaiDo trong rau ngót chứa lượng lớn chất papaverin có tác dụng hỗ trợ giảm đau, hạ huyết áp, co giãn cơ trơn của mạch máu. Khi ăn nhiều rau ngót, chất papaverin trong rau có thể gây tăng co thắt tử cung và dẫn tới sảy thai. Đặc biệt trong rau ngót sống, độc tính của rau còn mạnh mẽ hơn. Do đó các bà mẹ mang bầu tuyệt đối không được uống nước rau ngót sống.
Người kém ăn, mất ngủ, người cao tuổiNhiều nghiên cứu chỉ ra rằng rau ngót có tác dụng phụ là gây khó thở, giảm ăn uống và khó ngủ ở một số người, đặc biệt là người lớn tuổi và thể chất yếu. Những tác dụng phụ có thể giảm thiểu bằng quá trình nấu nướng, đo đó những đối tượng có tiền sử chán ăn, mất ngủ hay người lớn tuổi nên tránh uống nước rau ngót sống, nếu ăn rau ngót đã nấu chín cũng chỉ nên ăn 1 lượng nhỏ.
Người còi xương, loãng xương, thiếu canxiDù trong rau ngót chứa nhiều canxi nhưng sự có mặt của glucocorticoid có trong rau ngót lại làm cản trở quá trình hấp thu phốt pho và canxi của cơ thể. Vì vậy những đối tượng bị còi xương, loãng xương hay đang thiếu canxi thì không nên ăn nhiều rau ngót.
Bài viết trên đây đã giải đáp về câu hỏi "Ai không nên ăn rau ngót?". Nếu bạn thuộc nhóm người trên hãy tránh xa rau ngót nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Tiệc thôi nôi cháu trai, anh rể nói một câu khiến bố tôi ngã bệnh ốm liệt giường
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức