Đời sống

Ai thường xuyên ăn lựu cần phải tránh ít nhất 3 điều sau đây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có thể ăn quả lựu, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh như bệnh viêm dạ dày hay bệnh đái tháo đường.

Những tác dụng quý của cây rau má và lưu ý khi ăn / Những lưu ý khi uống nước mía để không gây hại cho sức khỏe

Lưu là loại cây được trồng nhiều để để lấy quả ăn, làm cảnh và làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của lựu đều có công dụng chữa bệnh. Theo các nghiên cứu Đông y, vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ấm giúp chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân và vỏ rễ lựu vị đắng chát, tính ấm, giúp sát trùng, tẩy giun sán.

Ai thường xuyên ăn lựu cần phải tránh ít nhất 3 điều sau đây - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

 

Còn với những nghiên cứu y học hiện đại, lựu là một trong những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất. Trong quả lựu có chứa vitamin C và vitamin B, axit hữu cơ, đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, kali và các khoáng chất khác. Trong đó, vitamin C ở quả lựu cao gấp táo 1-2 lần.

Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch máu, ổn định huyết áp và lượng đường trong máu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác.

Hạt lựu chín có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Nếu phơi khô hay rang khô rồi pha với nước uống sẽ có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy và nhiều công dụng dược lý khác.

Tuy nhiên khi ăn lựu cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

Cẩn thận với lựu có tẩm hóa chất

 

Ai thường xuyên ăn lựu cần phải tránh ít nhất 3 điều sau đây - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

 

Lựu có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng thực chất quả lựu cũng không an toàn nếu ăn phải lựu Trung Quốc có ngâm tẩm hóa chất.

Trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 - 5 lần. Đây là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây, nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh, mẹ bầu sử dụng một liều cao bất thường có thể gây dị tật bẩm sinh, người thường tiếp xúc nhiều lâu dần nguy hại đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Người bị tiểu đường, dạ dày không nên ăn

Ai thường xuyên ăn lựu cần phải tránh ít nhất 3 điều sau đây - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

 

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu như những người dính bệnh viêm dạ dày.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuy quả lựu có tác dụng kiểm tra lượng đường trong máu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

Bên cạnh đó, những người bị sâu răng hoặc gặp các vấn đề về răng miệng, sau khi ăn bạn cần đánh răng ngay lập tức.

Không nuốt hạt nếu chưa nhai kỹ

Ai thường xuyên ăn lựu cần phải tránh ít nhất 3 điều sau đây - Ảnh 4.

Nước ép lựu sẽ an toàn hơn ăn nếu như không nhai kỹ hạt. Ảnh minh họa.

 

Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp trẻ em nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vì vậy, trẻ em được khuyến cáo không nên ăn nếu không biết nhè hạt, còn với người lớn thì cần phải nhai kỹ trước khi nuốt.

Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể cho lựu ép lấy nước để uống thay vì ăn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm