Đời sống

Ăn bánh mì kiểu này là "mời gọi" ung thư, điều số 1 rất nhiều người Việt mắc phải

Bánh mì là món ăn quen thuộc và yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều bánh mì trong thời gian dài lại đem tới những tác hại không ngờ.

Cơ thể xuất hiện dấu hiệu này chứng tỏ gan đang bị nhiễm độc, cần đi khám trước khi quá muộn / Ăn bơ kiểu này vừa "ném" hết chất bổ vừa rước thêm bệnh tật vào người

1.Thường xuyên dùng bánh mì làm món chính

Đa số các bà nội trợ coi bánh mì là thực phẩm chính trong bữa sáng. Tuy nhiên, bánh mì được làm từ bột mì với bột nở nên thực chất không có mấy chất dinh dưỡng trong đó.

Nó chỉ được xem là biện pháp giảm đói tạm thời và nhanh chóng vì bánh mì được tiêu hóa rất nhanh. Không nên lạm dụng và xem nó là thức ăn quen thuộc cho bữa sáng.

Tuyệt đối không nên lạm dụng loại thực phẩm này thường xuyên và trong thời gian dài.

Bạn có thể chọn bánh mì kẹp ăn kèm với các thục phẩm dinh dưỡng hay uống với sữa đểbổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

2. Nghĩ bánh mỳ không chứa nhiều muối, đường

Các bà nội trợ luôn nghĩ, các món ăn mặn mới đáng lo ngại còn những loại bánh mỳ thì chứa ít muối đường. Tuy nhiên, đây là sai lầm tai hại.

Hầu hết các loại bánh mìđều chứa rất nhiều muối. Vì vậy, nếu bạn ăn ít hơn, lượng natri trong cơ thể của bạn sẽ được giảm đáng kể. Đương nhiên, một lát bánh mì sẽ không gây tác hại quá ghê gớm đối với sức khỏe nhưng trong thời gian dài có thể ảnh hưởng không tốt cho cơ thể.

Để hạn chế muối trong bánh mỳ, bạn có thể tự làm và nướng bánh mì tại nhà nhằm hạn chế lượng muối hấp thụ vào cơ thể.

banh-mi-gay-ung-thu-phunutoday-01
Ảnh minh họa

Ngoài ra, trong bánh mì còn có cả đường. Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận hàm lượng đường gluco trong bánh mì, mì ống... là nguyên nhân tăng khả năng mắc bệnh ung thư thận. Nguyên nhân vì hàm lượng gluco trong thức ăn làm tăng hàm lượng đường trong máu có thể nuôi dưỡng các tế bào ung thư phát triển.

Nên bạn không nên ăn bánh mì thường xuyên và liên tục trong thời gian dài.

3. Nghĩ ai cũng ăn được bánh mỳ

Không phải ai cũng nên ăn bánh mì. Cụ thể, người bị bệnh tiểu đường loại 2 không nên ăn bánh mỳ. Bởi vì, bánh mỳ có hàm lượng tinh bột lớn khiến lượng đường trong cơ thể tăng cao. Đặc biệt, bánh mỳ có hàm lượng muối quá lớn, hàm lượng dinh dưỡng thấp còn làm cho bệnh tiểu đường nặng hơn.

Người bị bệnh về tim và cao huyết áp cũng không nên ăn bánh mỳ do bánh mỳ có chứa một loại cholesterol xấu và hàm lượng tinh bột cao khiến cơ thể dễ tích tụ nhiều mỡ thừa không cần thiết làm ảnh hưởng đến tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.

 

Người bị bệnh táo bón cũng không ăn bánh mỳ vì loại bán này không giàu chất xơ. Chúng chứa một lượng lớn bột và như chúng ta đã biết, bột là loại chất kết dính. Đó là lý do tại sau ăn nhiều bánh mì sẽ gây ra táo bón.

Người bị thừa cân, béo phì cũng loại bánh mỳ ra khỏi thực đơn vì bánh này gần như không có chất dinh dưỡng nhưng nó lại tiềm ẩn khả năng gây tăng cân ở những người béo phì bởi bánh mì được làm từ tinh bột nên rất giàu năng lượng.

banh-mi-gay-ung-thu-phunutoday-02

Một số tác hại của bánh mì đối với sức khỏe

Gây mệt mỏi mãn tính

Bác sĩ chuyên khoa tim William Davis của Hoa Kỳ khẳng định rằng bánh mì là nguyên nhân của gây mệt mỏi mãn tính.

 

Các nhà khoa học đã từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể. Tuy nhiên, chất xơ lại giúp bộ não bộ hoạt động, vì vậy khi thiếu chúng não bộ không thể hoạt động bình thường.

Chúng ta hiện này dùng bánh mì ít nhất hai - ba lần một ngày trong cả ba bữa sáng, trưa và tối, và đây chính là nguyên nhân khiến người ta mệt mỏi.

Mặt khác, loại lúa mì được trồng và sử dụng ngày nay, khác xa với những loại loài người 40 - 50 năm về trước. Trong hạt lúa mì hiện dùng có chứa một chất gọi là gliadin - một protein mới có tác dụng tương tự như các chất opiat có trong thuốc phiện.

Tăng nguy cơ gây ung thư thận

Kết luận trên được Viện nghiên cứu dược Milan (Ý) rút ra sau cuộc khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào thận (Renal Cell Carcinoma – RCC) và 1.534 người khỏe mạnh cách đây 9 năm. Khi so sánh giữa nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, bánh mì đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh RCC lên 94%; mì ống và gạo ở mức 29%; sữa vàsữa chua27%. Ngược lại, nguy cơ trên giảm 26% ở nhóm ăn nhiều thịt gia cầm và giảm 35% ở nhóm ăn nhiều rau quả.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm