Cà tím có nhiều dưỡng chất cực tốt cho sức khỏe bạn nên ăn thường xuyên.
Cà tím là loại quả rất giàu vitamin, khoáng chất và dinh dưỡng.
Cà tím còn là nguồn chứa dồi dào vitamin C, K, B6, thiamin, niacin, magiê, phốt pho, đồng, chất xơ, axit folic, kali và mangan. Nó hầu như không có cholesterol hoặc chất béo bão hòa. Chính vì vậy, cà tím không chỉ là loại quả quen thuộc đối với chúng ta mà còn có tác dụng kỳ diệu dành cho sức khỏe.
Phòng ngừa và điều trị ung thư
Cà tím là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa tuyệt vời, giúp cơ thể chống lại nhiều loại bệnh. Ngoài ra, cà tím còn chứa vitamin C – phần quan trọng của hệ thống miễn dịch và mangan, một chất chống oxy hóa tự nhiên cũng như nhiều khoáng chất cần thiết khác. Khi tiêu thụ cà tím, cơ thể của bạn cũng nhận được lợi ích từ nasunin và axit chlorogenic, hai chất chống oxy hóa hữu cơ chống lại các gốc tự do – nguyên nhân gây ung thư, chất kháng virus và kháng khuẩn…
Tốt cho tim mạch
Chất xơ trong cà tím sẽ giúp giảm sự hiện diện của cholesterol “xấu” trong cơ thể và kích thích sự hấp thu cholesterol “tốt”. Giảm cholesterol xấu có thể ngăn ngừa các cơn đau tim, đột quỵ và xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, các bioflavonoids trong cà tím còn có tác dụng làm giảm huyết áp, giảm sự căng thẳng và áp lực lên hệ thống tim mạch, giúp cải thiện sức khỏe và độ bền của trái tim.
Hỗ trợ tiêu hóa
Cà tím, giống như nhiều loại rau khác, cũng là nguồn tuyệt vời của chất xơ. Trên thực tế, chất xơ rất cần thiết đối với
hệ tiêu hóa bởi nó kích thích nhu động chuyển động và sự tiết dịch dạ dày.
Cải thiện chức năng não
Đây là một trong những lợi ích sức khỏe quan trọng của cà tím. Cà tím chứa dinh dưỡng thực vật, giúp bảo vệ cấc màng tế bào từ bất kỳ tổn thương nào. Cà tím hỗ trợ cho một bộ nhớ khỏe mạnh.
Loại bỏ sắt quá tải
Một hợp chất trong cà tím gọi là nasunin giúp cho việc loại bỏ sắt dư thừa ra khỏi cơ thể. Vì vậy, ăn cà tím thường xuyên sẽ giúp loại bỏ lượng sắt dư thừa. Điều này rất hữu ích đối với những bệnh nhân đa hồng cầu.
Những người không nên ăn cà tím
- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
- Do cà tím có tính hàn nên những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn nhiều và thường xuyên.
- Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi cà tím chứa lượng oxalate cao, đây vốn là loại axit có trong thực vật mà nếu được ăn quá nhiều thì dễ gây sỏi thận.
- Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.
- Một thông tin vô cùng quan trọng khác đã được các nhà khoa học Ấn Độ ghi nhận. Đó là cà tím tiềm ẩn tính chất gây dị ứng và bộc phát ở một số người quá mẫn cảm. Cụ thể là hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, bạn cũng không cần quá lo lắng vì tác dụng phụ này sẽ được ngăn chặn nếu bạn chú ý nấu chín cà tím trước khi ăn.
Theo Khỏe & Đẹp