Ăn canh cua đồng tuyệt đối đừng kết hợp với những thực phẩm này kẻo suy thận, ngộ độc cả nhà
Những sai lầm tai hại khi ăn cà chua có thể khiến bạn ngộ độc, suy giảm chức năng thận / Những thời điểm ‘nhạy cảm’ không uống cà phê, để tránh biến thức uống này thành ‘thuốc độc’
Những thực phẩm đại kỵ với canh cua đồng
Khoai tây,khoai lang
Trong khoai tây, khoai lang có chứa một lượng lớn axit phytic, còn cua thì lại giàu canxi. Đây là 2 chất khi đi vào cơ thể sẽ kết hợp với nhau và tạo thành muối.
Điều này khiến cơ thể không thể hấp thu được canxi từ cua và đồng thời cũng sẽ loại bỏ hợp chất muối này ra khỏi cơ thể qua hệ bài tiết, từ đó dẫn đến cơ thể thiếu cả muối lẫn canxi.
Ảnh minh họa
Hơn nữa, hàm lượng canxi khi đi vào cơ thể sẽ bị axit phytic ngăn cản, vì thế không đi tới các bộ phận khác được. Từ đó khiến canxi ứ đọng trong thận, nguy hiểm hơn là gây viêm thận, suy thận.
Nước trà
Theo các chuyên gia, bạn không nên sử dụng nước trà để chế biến cua. Trong và sau khi ăn cua khoảng 1 tiếng đồng hồ, bạn cũng không nên uống nước trà.
Nguyên nhân là vì nước trà sau khi vào cơ thể sẽ khiến một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí có thể làm bạn bị đau bụng đi ngoài.
Mật ong
Cua đồng thuộc tính hàn trong khi mật ong lại đại nhiệt. Hai loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ tạo thành phản ứng kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy, nếu nặng thì có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
Các loại quả giàu vitamin C
Các loại quả như cam, kiwi, hồng… rất giàu vitamin C. Tuy nhiên, trong đó cũng thường có hàm lượng lớn chất axit tanic.
Chất này kết hợp với chất dinh dưỡng trong cua sẽ bị kết tủa và gây hại lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, chúng còn gây ngộ độc nếu ăn nhiều nữa.
Không chỉ có thế, vì cam chanh còn có đặc tính hấp thụ đờm mà cua thì lại có tính hàn. Do đó, khi ăn chung với nhau nó rất dễ gây tụ đờm, ngưng khí và không hề tốt cho hệ hô hấp.
Dưa bở và dưa lê
Đây là hai loại quả có tính hàn. Khi ăn dưa bở và dưa lê với thực phẩm cũng có tính hàn như cua, bạn rất dễ bị lạnh bụng, ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, có thể gây tình trạng tiêu chảy.
Cần tây
Nghiên cứu đã chỉ ra cần tây khi kết hợp với cua sẽ sinh ra các chất cản trở cơ thể hấp thụ chất đạm, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng, không tốt cho cơ thể.
Thức ăn lạnh
Cua đồng là thực phẩm có tính hàn. Nếu ăn chung cua đồng với các thức ăn lạnh như kem, đá, bạn rất dễ bị tiêu chảy hoặc gặp các vấn đề về tiêu hóa khác.
Những người không nên ăn canh cua đồng
Phụ nữ đang mang thai
Đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu, không nên ăn canh cua đồng, bởi vì trong cua đồng có chứa tính độc không tốt cho sự phát triển của trẻ. Ngoài ra do thịt cua có tính hàn dễ gây đau bụng, đặc biệt là công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể, nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.
Người mới ốm dậy
Hệ tiêu hóa của người mới ốm dậy chưa thật sự ổn định, do khoảng thời gian dài tiếp xúc với các thức ăn giàu dinh dưỡng hấp thu trực tiếp, thức ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa, thế nên thường rất yếu, dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, vì vậy, khi chế biến cần nấu chung các loại thực phẩm khác với hàm lượng nhỏ, hoặc hạn chế không sử dụng
Người có tiền sử cao huyết áp và tim mạch
Cua đồng càng béo ngậy hàm lượng chất béo trong cua càng cao. Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp. Dù không ảnh hưởng trực tiếp nhưng quá trình tích tụ cholesterol lâu dài sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng.
Người dị ứng với cua
Những người dị ứng với cua không nên ăn canh cua đồng do có thể bị sốc phản vệ phải nhập viện cấp cứu. Người bị hen, gút, đau bụng tiêu chảy cũng được khuyên nên hạn chế ăn canh cua đồng.
Người bị cảm lạnh, tiêu chảy
Người bị cảm lạnh, sốt, đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì cua có tính hàn lạnh dễ khiến bệnh nặng hơn. Ngoài ra, trong gạch cua còn chứa hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch, bệnh mỡ trong máu
Một số lưu ý khi ăn canh cua đồng:
- Không dùng cua đã chết để nấu canh vì loại cua này chứa thành phần hóa học có tên histidine, có nguy cơ gây ngộ độc khiến người ăn bị đau bụng, nôn mửa, thậm chí bị ngộ độc nghiêm trọng.
- Cần phải nấu chín cua vì cua sống chứa nhiều ký sinh trùng gây bệnh, khi đi vào cơ thể sẽ tác động xấu đến sức khỏe.
- Không nên nấu đi nấu lại canh cua đồng nhiều lần. Việc này không chỉ làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể làm thịt cua bị biến chất, gây độc.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ