Ăn cơm nguội tốt hơn cơm nóng? Đáp án khiến nhiều người thay đổi thói quen ăn cơm
Nàng dâu nộp 6 triệu tiền sinh hoạt nhưng vẫn bị mang tiếng “ăn bám”, hành động tinh tế giúp mẹ chồng nhận ra và thay đổi / Người mẹ chồng thích kể khổ con dâu và cái kết bất ngờ sau lần thứ năm
Ăn cơm nguội tốt hơn cơm nóng?
Có một điều ít ai biết là ăn cơm nguội tốt hơn ăn cơm nóng. Với cơm trắng, khi còn nóng sẽ có hàm lượng tinh bột ở mức bình thường. Sau khi tiêu hóa lượng tinh bột này sẽ phân hủy thành đường glucose được hấp thụ vào máu khiến đường huyết tăng cao. Điều này là hoàn toàn bình thường với người khỏe mạnh nhưng lại ảnh hưởng không tốt cho người bị kháng insulin.
Còn cơm trắng khi để nguội sẽ bị thay đổi cấu trúc tinh bột tinh luyện chuyển thành tinh bột kháng tốt cho sức khỏe. Trong dạ dày và ruột non, quá trình tiêu hóa tinh bột kháng sẽ chậm hơn và khi tới ruột già sẽ nuôi dưỡng lợi khuẩn tại đây.
Ăn cơm nguội tốt hơn cơm nóng không là câu hỏi nhiều người quan tâm (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, tinh bột kháng còn có thể kích thích lợi khuẩn tạo ra các a xít béo chuỗi ngắn sẽ giúp giảm triệu chứng của viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng, tiêu chảy và hỗ trợ giảm cân.
Một nghiên cứu gần đây công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Châu Á - Thái Bình Dương cho thấy, không chỉ làm tăng lượng tinh bột kháng mà cơm để nguội sau đó hâm nóng lại còn giúp giảm phản ứng đường huyết. Hàm lượng tinh bột kháng trong cơm nguội còn giúp no lâu, giúp giảm cảm giác thèm ăn.
Nên lưu ý gì khi ăn cơm nguội?
Hẳn nhiên cơm nguội hữu ích, nhưng trong một số trường hợp, bạn nên lưu ý. Khi bạn cho cơm vào tủ, hơi lạnh từ môi trường tủ lạnh sẽ hút hết mùi thơm và nước ra khỏi cơm. Cuối cùng, cơm của bạn sẽ trở nên khô và mất vị. Kể cả khi bạn hâm nóng, hương vị sẽ không được mềm và cơm của bạn khó có thể có mùi như cũ.
Ngoài ra, cơm thừa có thể có vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm từ B.cereus trong cơm nguội thể hiện qua các triệu chứng nôn mửa, tiêu chảy và nhức đầu. Để tránh điều này, cần bảo quản cơm nguội đúng thời gian và ở nhiệt độ thích hợp. Nếu cơm có mùi lạ, thay đổi màu sắc, tuyệt đối không ăn.
So với cơm nóng, cơm nguội làm tăng đường chậm hơn một chút nhưng vẫn là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Một nghiên cứu cho thấy cơm nóng có chỉ số đường huyết là 91, sau khi để nguội là 88, vẫn là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Trên thực tế chỉ số đường huyết của cơm nóng và cơm nguội không khác nhau nhiều. Do đó, bạn có thể ăn cơm nóng hoặc lạnh, chỉ số đường huyết về cơ bản không thay đổi nhiều.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh