Ăn cua rất tốt nhưng đây là những điều cần chú ý khi ăn, nhiều người sai mà không biết
Hoa thiên lý - món ăn ngon cũng là 'tiên dược' cho sức khỏe mà ít ai ngờ / Rau đay không chỉ là món ăn ngon còn đặc biệt tốt cho sức khỏe mà ít ai ngờ
Theo Đông y, cua có thể làm giãn cơ, bổ khí, điều hoà dạ dày hỗ trợ tiêu hoá, thông kinh lạc. Ngoài ra, ăn cua còn giúp giải nhiệt, đánh tan huyết ứ. Arginine chứa trong protein từ thịt cua có tác dụng tích cực trong việc chữa lành vết thương. Ăn thịt cua một cách điều độ có thể giúp thúc đẩy sự cân bằng năng lượng trong cơ thể. Tuy nhiên bạn cũng cần chú ý một số điều khi ăn cua.
1. Những sai lầm khi ăn cua
Không nên ăn sống
Đa số mọi người lúc chế biến cua, đều lựa chọn cách luộc, hấp cua để ăn. Tuy nhiên, có một số người lại thích ăn cua sống hay làm gỏi cua sống. Đối với cách ăn sống này, không chỉ không ngon mà còn gây bất lợi cho sức khỏe cơ thể.
Cua sống sẽ mang vi khuẩn, khi ăn vào, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể người, nhẹ thì xuất hiện các triệu chứng về đường ruột. Nặng thì trong thịt cua đồng sống có chứa nang trùng hút máu phổi, nếu không qua khử trùng ở nhiệt độ cao thì sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”. Do đó, cần phải rửa sạch cua trước khi nấu và nấu chín cua trước khi ăn.
Không ăn cua chết
Trong và ngoài cua có chứa rất nhiều vi khuẩn. Cua sống thì chúng có thể đào thải chất độc ra khỏi cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất. Một khi cua đã chết, vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển và phân huỷ trong cơ thể cua, độc tố sẽ sinh ra. Người ăn phải sẽ bị ngộ độc thực phẩm.
Không ăn khi đang uống trà
Không nên uống trà trong vòng 1 giờ sau khi ăn cua. Vì nước trà vào dạ dày sẽ đặc lại cùng với một số thành phần có trong cua. Vì thế sẽ không có lợi cho tiêu hoá sau bữa ăn, gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa…
Không ăn cua khi đang bị bệnh
Cua tuy ngon nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Vì cua có tính lạnh, có chứa nhiều đạm và cholesterol nên những người bị tiêu chảy, đau dạ dày, viêm dạ dày, cảm lạnh, huyết áp cao, mỡ máu cao nên hạn chế hoặc không ăn.
Ngoài ra, những người có cơ địa dị ứng hay có những phản ứng khác khi ăn cua thì cũng cần chú ý hơn khi ăn cua.
2. Một số điều kiêng kỵ đối với hải sản
Hải sản không nấu chín có chứa nhiều vi khuẩn: Vi khuẩn trong hải sản chủ yếu là phẩy khuẩn, tương đối nóng, chỉ nhiệt độ trên 80 độ C mới diệt hết được. Ngoài vi khuẩn do nước đem lại, trong hải sản còn tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và mầm bệnh ô nhiễm do quá trình gia công chế biến. Thông thường, cần đun trong nước sôi 6-8 phút mới có thể tiêu diệt triệt để vi khuẩn. Hơn nữa, khi ăn các loại cua hấp, hải sản ướp xì dầu đặc biệt nên đảm bảo vệ sinh và hải sản phải tươi sống.
Độc tố vi khuẩn của hải sản vỏ cứng đương đối nhiều: Các loại hải sản vỏ cứng chứa tương đối nhiều khuẩn, phân giải protein cũng nhanh, một khi chết đi sẽ sản sinh ra nhiều độc tố, đồng thời axit béo không no cũng dễ oxy hóa. Những loại hải sản vỏ cứng không tươi còn có thể sinh ra nhiều gốc axit, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Các loại hải sản tươi sống không nên dự trữ trong tủ lạnh quá lâu, có một số hải sản thường có những phản ứng mẫn cảm không phải do chính hải sản mà do quá trình chế biến nấu nướng, sự phân giải protein trong hải sản gây ra.
Không nên ăn hoa quả ngay sau khi ăn hải sản: Nhiều người rất thích ăn hoa quả tráng miệng sau bữa cơm, nhưng nếu vừa ăn hải sản xong thì các chuyên gia dinh dưỡng khuyên tốt nhất đừng ăn hoa quả vội. Những chất dinh dưỡng phong phú như đạm, canxi chứa trong tôm, cá sẽ bị giảm đi rất nhiều nếu kết hợp với các loại quả như hồng, nho, lựu, sơn trà, thanh quả. Thêm vào đó, thành phần hóa học của các loại hoa quả này lại dễ dàng kết hợp với canxi có trong hải sản hình thành nên một chất khó tiêu hóa. Chất này sẽ kích thích hệ tiêu hóa dẫn đến trình trạng đau bụng, buồn nôn hoặc nôn mửa… Tốt nhất nên ăn hoa quả sau khi ăn hải sản 2 tiếng.
Ăn hải sản không nên uống bia: Nếu uống bia với lượng lớn với các loại hải sản nguy cơ gây nên bệnh gout cao. Hơn nữa, phần lớn các loại hải sản như tôm, cua, nghêu, so, ốc… đều tạo thành một chất kết tủa, trong khi đó bia sẽ cản trở và loại chúng ra khỏi cơ thể. Còn vitamin C thì càng nên tránh dùng cùng tôm. Khoa học đã chứng minh rằng, các loại động vật giáp xác như tôm khi ăn kết hợp với một lượng lớn vitamin C có thể dẫn đến tử vong vì nó chuyển hóa thành một loại chất độc hại với cơ thể người. Lưu ý, lúc chế biến hải sản nên thêm vào một chút rượu trắng và dấm gạo, giúp sát khuẩn và tiêu độc.
Uống trà ngay sau khi ăn hải sản dễ kết sỏi: Trong lá trà chứa nhiều axit taninic dễ kết hợp với canxi trong hải sản và hình thành canxi khó hòa tan. Vì thế, cùng lúc ăn hải sản không nên uống trà ngay, tốt nhất nên uống trà sau khi ăn hải sản 2 tiếng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Mẹ chồng rình rập giữa đêm, sốc nặng khi phát hiện sự thật động trời về cô con dâu "ăn bám"
Sau ngày 23 tháng 1: 3 con giáp đón vận may giàu sang, thịnh vượng, cuộc sống thăng hoa
Loại hạt được ví như ‘hạt trường sinh’, xưa ở Việt Nam rụng đầy gốc nay trở nên đắt đỏ cả thế giới yêu thích
Loại hạt 'kim cương đỏ', Việt Nam trồng nhiều: Là ‘đồ ăn siêu cấp’, bán đắt gấp 10 lần ở trời Tây