Ăn đậu phụ theo cách này tốt hơn uống 'nghìn viên thuốc bổ'
Kết hợp với sữa
Sữa và đậu phụ là một kết hợp hoàn hảo, một là protein thực vật, một là protein động vật, kết hợp hai thành một, hiệu quả tăng gấp bội.
Kết hợp với lòng đỏ trứng hoặc với tiết động vật
Cũng giống như uống viên canxi cần bổ sung thêm vitamin D, ăn đậu phụ bổ sung canxi thì cần kết hợp với những thực phẩm giàu vitamin D. Bởi vì vitamin D đóng vai trò rất quan trọng trong việc hấp thu và sử dụng canxi.
Mặc dù đậu phụ chứa rất nhiều canxi, nhưng khi ăn đậu phụ, cần phải kết hợp với một loại thực phẩm nhiều vitamin D mới có thể làm tăng hiệu quả của đậu phụ. Lòng đỏ trứng rất giàu vitamin D, do đó đậu phụ kết hợp với lòng đỏ trứng là một món ăn tuyệt vời để bổ sung canxi.
Các cơ quan nội tạng động vật, ví dụ như trong gan hoặc trong tiết động vật cũng có hàm lượng vitamin D rất cao, vì vậy có thể nấu đậu phụ trắng với tiết động vật, đặc biệt là tiết vịt, có tác dụng tốt trong việc hấp thụ canxi của đậu phụ.
Củ cải
Hàng ngày bạn có thể ăn đậu phụ cùng với củ cải. Theo nhiều nghiên cứu, đậu phụ ăn chung cùng củ cải rất có lợi cho sự hấp thu chất dinh dưỡng. Chúng cũng giúp điều trị chứng cảm mạo, ho hen.
Cải thìa
Ăn đậu phụ với cải thìa ngoài giúp trị ho, ngưng hen còn có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
Bầu
Trong trái bầu có chứa interferon – một chất giúp nâng cao sức miễn dịch, phát huy tác dụng kháng vi rút và u bướu. Trong khi đó, đậu phụ chứa nhiều protein thực vật. Chính vì thế khi kết hợp 2 thực phẩm này với nhau có thể phòng cảm cúm hiệu quả.
Kết hợp với rau xanh, mộc nhĩ để phòng ngừa bệnh tật
Mặc dù đậu phụ rất giàu chất dinh dưỡng, những chất xơ tương đối ít, nếu ăn nguyên đậu phụ có thể gây táo bón. Các loại rau xanh và mộc nhĩ có chứa nhiều chất xơ, có thể bù đắp cho sự thiếu hụt của đậu phụ. Ngoài ra, mộc nhĩ và rau xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể cải thiện khả năng miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tật.
Nếu kết hợp với đậu phụ, tác dụng kháng bệnh càng tốt. Cần chú ý rằng, hàm lượng axit oxalic trong rau bina, rau dền và các loại rau lá xanh khác là cao. Do đó, các loại rau này nên được chần qua nước sôi trước khi nấu với đậu phụ để tránh ảnh hưởng sự hấp thụ canxi trong đậu phụ.
Kết hợp với một số loại thịt, hấp thụ protein
Đậu nành có tiếng là "thịt thực vật", là loại protein tốt nhất trong thực phẩm. Đậu phụ làm từ đậu nành, tất nhiên, protein cũng tương đối cao. Tuy nhiên, hàm lượng và tỷ lệ axit amin, protein trong đậu phụ không hợp lý lắm, cũng không thích hợp cho việc tiêu hóa và hấp thu của con người. Do đó, nếu ăn đậu phụ với một số thực phẩm có hàm lượng protein cao như một số loại thịt, thì có tác dụng hỗ trợ bổ sung protein ở đậu phụ vào cơ thể tốt hơn.
Nếu như đậu phụ có nhiều protein thì tôm lại có chứa khá nhiều loại nguyên tố vi lượng. Vì thế món ăn này cũng rất tốt cho người bị chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, béo phì.
Lá hẹ
Trong đậu phụ có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Vì thế khi ăn ăn chung với hẹ có thể điều trị táo bón. Món ăn này cũng được coi là bài thuốc hiệu quả với người bị táo bón.
Sò
Theo các tài liệu Đông y, sò có tác dụng dưỡng âm nhuần táo, lợi tiểu tiêu sưng, ngưng khát. Còn đậu phụ thanh nhiệt giải độc. Vì thế, ăn 2 thực phẩm này kết hợp giúp trị huyết không đủ, da khô.
Nấm hương
Đậu phụ có thể ăn cùng nấm hương cũng giúp phòng chống ung thư hiệu quả và rất tốt cho cơ thể. Đây cũng được coi là món ăn bạn nên ăn thường xuyên.
Tôm
Nếu như đậu phụ có nhiều protein thì tôm lại có chứa khá nhiều loại nguyên tố vi lượng. Vì thế món ăn này cũng rất tốt cho người bị chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, béo phì.
Kết hợp với rong biển rong biển, có thể bổ sung iốt
Đậu phụ không chỉ bổ sung dinh dưỡng, mà còn có tác dụng điều trị nhất định trong việc ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Điều này là do đậu phụ có chứa một chất gọi là saponin ngăn chặn việc sản xuất lipid oxy hóa gây ra xơ cứng động mạch. Tuy nhiên, saponin gây ra một vấn đề: gây bài tiết iốt trong cơ thể, có thể dẫn đến thiếu iốt nếu tiêu thụ đậu phụ trong một thời gian dài. Do đó, khi bạn ăn đậu phụ, hãy thêm một số thực phẩm như tảo bẹ và rong biển, rất giàu iốt, vừa bảo vệ tác dụng của đậu phụ, vừa không gây thiếu iốt.
Cá
Cá cũng chứa nhiều protein và nhiều loại axit amin cần thiết cho cơ thể. Còn đậu phụ cũng chứa lượng lớn protein thực vật.
Hai món này kết hợp giúp đẩy sự hấp thu calcium giúp phòng bệnh còi xương, loãng xương.
Thịt dê
Nhiều người cho rằng, ăn thịt dê tốt nhất nên ăn chung với đậu phụ vì chúng giúp bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng, thanh nhiệt, ngừng khát.
Gừng
Khi ăn đậu phụ, bạn có thể ăn chung với gừng. Bởi vì chúng không những là bài thuốc tốt cho phổi mà còn có thể trị ho. Đây cũng là bài thuốc bạn nên ăn thường xuyên.
Theo Quảng An/Tiền phong
loading...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Top 3 con giáp “lột xác” vào cuối tháng 12: Vượt qua khó khăn, đạt được phú quý
Từ ngày 25/12: 3 con giáp bứt phá vận mệnh, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc dồi dào
Tử vi ngày 25/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tỵ đối mặt thách thức, Tuất đón vận may trọn vẹn
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Chị dâu lỡ tay tắt công tắc, mẹ chồng nổi trận lôi đình: Câu chuyện gia đình hé lộ sự thật cay đắng