Đời sống

Ăn dứa nhất định phải biết rõ điều đại kỵ này để tránh rước hoạ vào người, bênh tật ập đến

Ăn dứa mà không biết rõ những đại kỵ này sẽ dẫn đến dị ứng với biểu hiện sưng lưỡi, rát lưỡi, gây tiêu chảy và đặc biệt là những căn bệnh nguy hiểm này.

Thời tiết hanh khô, ăn ngay những thực phẩm mọng nước bổ sung độ ẩm cho da này / 5 thực phẩm "nuôi dưỡng" mềm mịn, trắng hồng, bồi bổ cơ thể chống lại độc tố gây hại

Ăn nhiều sẽ gây hại như thế nào?

Thứ nhất: Đường huyết

Thông thường, chúng ta không cần phải lo lắng về chất đường có trong các loại trái cây. Tuy nhiên, lượng đường trong dứa khá cao và nếu bạn ăn nhiều thơm mỗi ngày có thể làm tăng lượng đường trong máu.

Empty
Ảnh minh họa

Đường huyết cao mãn tính là nguy cơ chính gây ra bệnh tiểu đường. Một trái dứa chứa hơn 122g carbohydrate, vượt hơn 40% mức carbohydrate mà bạn nên tiêu thụ hàng ngày.

Thứ hai: Dị ứng

Trong quả dứa có chứa chất gây dị ứng khá phổ biến. Các triệu chứng nói chung nhẹ, nhưng có thể nghiêm trọng đối với những người cơ địa nhạy cảm. Thường những người này sẽ bị những triệu chứng như môi bị sưng, mềm và ngứa hoặc bị ngứa ran trong cổ họng. Một phản ứng nghiêm trọng hơn có thể khiến người đó nổi mề đay và nôn mửa.

Ngoại trừ những trường hợp nghiêm trọng nhất, các triệu chứng sẽ tự giảm trong vòng vài giờ. Tuy nhiên, việc ăn thơm mỗi ngày đối với những người bị dị ứng sẽ gây ra tình trạng căng thẳng cho cơ thể. Hoặc tình trạng viêm có thể dẫn đến một loạt các bệnh khác, chưa kể đến việc khiến cho bạn cảm thấy khó chịu một cách không cần thiết.

Thứ ba: Sâu răng

 

Dứa có tính axit cao. Nếu mỗi ngày ăn một quả dứa thì men răng của bạn sẽ bị mòn rất nhanh. Vấn đề sẽ trở nên tệ hơn nếu bạn đánh răng sau khi ăn, vì men răng của bạn sẽ bị axit làm mềm và dễ bị mòn hơn bởi chính chiếc bàn chải đánh răng.

Khi men răng không còn nữa, răng của bạn sẽ trở nên yếu hơn nhiều. Bạn sẽ cảm thấy cực kỳ nhạy cảm với nóng và lạnh, cũng như thực phẩm có tính axit và cay. Tuy nhiên ăn ít dứa thì sẽ giúp loại bỏ vết bẩn trên bề mặt răng và mang lại cho bạn nụ cười rạng rỡ hơn. Tốt nhất là nên uống một ít nước sau khi ăn dứa để làm sạch răng miệng.

Những lưu ý đặc biệt khi ăn dứa:

Không ăn dứa bị dập, nát

Dứa là loại cây bụi mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn. Các triệu chứng ngộ độc thường thấy là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.

 

Không ăn dứa xanh

Empty
Ảnh minh họa

Ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Không ăn dứa khi đói

Dứa là trái cây nhiều nước, mát, rất thích hợp trong mùa hè. Tuy nhiên, nếu bạn ăn khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân là do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Dấu hiệu và cách xử trí khi bị ngộ độc dứa

 

Biểu hiện dị ứng khi ăn dứa là đau bụng quằn quại dẫn đến nôn mửa, tiêu chảy, thường kèm theo triệu chứng ngứa ngáy toàn thân; miệng lưỡi tê dại kèm theo chảy mồ hôi, khó thở, nổi mề đay. Nghiêm trọng hơn, có người còn bị sốc do cơ địa quá nhạy cảm.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do men phân giải protein có trong dứa. Loại men này làm tăng sức thẩm thấu của niêm mạc dạ dày và dẫn đến protein dị tính đại phân tử có trong đường ruột, dạ dày thấm vào dịch máu gây phản ứng đối với cơ thể người quá nhạy cảm.

Sau khi ăn dứa xuất hiện triệu chứng ngộ độc cần cấp cứu càng sớm càng tốt. Chủ yếu là gây nôn, sau đó cho uống nước chè đường. Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, hiệu quả.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm