Ăn gì để vết thương hở mau lành?
8 loại thực phẩm cải thiện lưu thông máu / Ăn những thực phẩm này sẽ khiến nếp nhăn xuất hiện nhiều hơn
Vết thương hở là chấn thương có thể thấy được như da bị rách, cắt, đâm thủng… Các dấu hiệu của vết thương hở là chảy máu, tấy đỏ, sưng xung quanh vết thương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó chịu trên bề mặt da.
Với các vết thương hở nhỏ, người bị thương có thể tự chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên với một số loại vết thương lớn, tổn thương sâu, rộng, chảy máu nhiều thì nên đến bệnh viện để xử lý đúng cách, tránh nguy cơ nhiễm trùng.
Quá trình liền vết thương hở
Các giai đoạn chữa lành vết thương thông thường bao gồm:
Giai đoạn viêm: Các mạch máu tại vị trí vết thương sẽ thắt chặt lại để ngăn ngừa mất máu. Tiểu cầu tập hợp lại để tạo thành cục máu đông. Sau khi cục máu đông được hình thành, các mạch máu mở rộng, cho phép lưu lượng máu tối đa đến vết thương. Các tế bào bạch cầu chuyển đến vị trí tổn thương để tiêu diệt vi khuẩn và thành phần dị loài khác. Các tế bào da nhân lên và phát triển trên khắp vết thương.
Giai đoạn nguyên bào sợi: Collagen, sợi protein mang bắt đầu phát triển bên trong vết thương. Sự tăng trưởng của collagen kích thích các cạnh của vết thương co vào và đóng lại. Các mạch máu nhỏ hình thành tại vị trí vết thương nhằm cấp máu cho các tế bào da mới được tạo nên.
Giai đoạn tái tạo: Cơ thể liên tục bổ sung collagen và tinh chỉnh vùng bị thương. Đây là lý do tại sao vết sẹo có xu hướng mờ dần theo thời gian.
Ăn gì để vết thương mau lành?
Trung tâm Dinh dưỡng TP. Hồ Chí Minh đưa ra một số lời khuyên về chế độ dinh dưỡng giúp vết thương chóng lành như cần bổ sung thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt, cá, tép, trứng, lươn,… và các loại đậu. Vì đây là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương.
Đồng thời, việc bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt, acid folic, vitamin B12… sẽ tốt cho quá trình tạo máu. Vì máu sẽ mang các nguyên liệu cần thiết như protein, vitamin, khoáng chất và ôxy đến mô đang bị tổn thương; mang các tế bào bạch cầu, đại thực bào đến tiêu diệt các vi khuẩn xâm nhập vào vết thương, đồng thời dọn dẹp các chất thải như xác vi trùng chết, xác các tế bào đã chết. Các chất này có nhiều trong các loại thịt, gan, trứng, sữa, các loại rau xanh đậm,…
Cần tiêu thụ những thực phẩm chứa vitamin B, A, E, là các vitamin có vai trò quan trọng trong việc tạo mô mới và làm vết thương mau lành. Vitamin C có ảnh hưởng đáng kể đến việc lành vết thương, giúp tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ. Các loại rau lá có màu xanh đậm và quả tươi như đu đủ, thanh long, quít, cam, bưởi,… có chứa nhiều các vitamin này.
Ngoài ra, ăn cá, thịt gia cầm, trứng, nghêu, sò, ốc, thận, gan, ngũ cốc,… giàu kẽm và selen cũng giúp mau lành vết thương, chống nhiễm khuẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Mẹo vệ sinh quạt điện trong 5 phút không cần tháo khung hay rửa nước sạch bong như mới
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Loại rau dại từng cho lợn ăn giờ được săn lùng với giá 500 nghìn đồng/kg
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người