Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Sóc Trăng?
Đặc sản làm từ 60 loại lá "có 1 không 2" ở Tây Nguyên / Cận cảnh quy trình làm tôm khô đặc sản miền Tây
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn những gợi ý về các món ăn ngon, bổ rẻ ở Sóc Trăng.
Bánh Pía Sóc Trăng
Tuy nhiên, nếu bạn không chịu được mùi sầu riêng thì bánh pía không phải là món khoái khẩu. Ngược lại, nếu ai đó đã lỡ mê mẩn hương vị loại quả đặc biệt này sẽ nhớ mãi bánh pía ngọt thơm, ít béo này. Xuất hiện từ thế kỉ 17, bánh pía ở Sóc Trăng đã theo chân những người Hán di cư đến phương Nam. Theo thời gian, bánh pía dần được chế biến cho phù hợp với khẩu vị của người Việt bởi tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào, hấp dẫn trên vùng đất Nam Bộ và trở thành một đặc sản trứ danh cho tỉnh Sóc Trăng như hiện nay.
Bánh cóng
Đây là một món ăn của người Khmer ở Sóc Trăng. Bánh cóng hay còn có tên gọi khác là bánh cống, bánh sầy hoặc sài cá nại theo tiếng Khmer. Bánh cóng ngày nay trở nên khá phổ biến ở nhiều tỉnh thành khác.
Bánh có vỏ làm từ bột gạo, bột đậu nành và trứng, còn nhân bánh là thịt heo băm ướp gia vị và trộn với củ hành tím xắt nhỏ và một ít đậu xanh hấp. Bánh cóng nhìn cực kì đẹp mắt và hấp dẫn.
Từng chiếc bánh vàng ruộm, lại nổi lên hình tôm đỏ, ăn cùng với các loại rau thơm, rau sống như húng lủi, quế, xà lách, cải xanh, chấm nước mắm chua ngọt với gừng thái nhỏ, cải đỏ, cải trắng… khiến người ăn khó mà ngán được. Hương vị đặc trưng đầy nét cuốn hút của bánh cóng làm bất cứ ai cũng phải mê mẩn.
Bánh ống
Món ăn vặt này rất quen thuộc với người Khmer. Không chỉ là món ăn vặt khiến trẻ con mê mẩn, mà còn là bữa sáng và bữa nhẹ buổi chiều của người lớn.
Bánh ống làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với màu của lá dứa, đường và nước cốt dừa. Bánh được hấp cách thủy trong ống tre hoặc ống nhôm nên gọi là bánh ống, chỉ khoảng 2 phút là xong mẻ bánh. Bánh có màu xanh mát của lá dứa, nhìn rất ngon mắt, lại được rắc lên trên dừa nạo và muối vừng càng hấp dẫn. Đối với người Sóc Trăng, dù đi đâu về đâu cũng luôn nhớ món ăn ngon lành, đơn giản này như một kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.
Bún nước lèo – món ăn đặc trưng miệt vườn Sóc Trăng
Đây là món ăn dân dã nhưng rất nổi tiếng của Sóc Trăng. Sự đặc biệt của món này chính là nước lèo. Với cách chế biến công phu tỉ mỉ làm cho nước lèo trong vắt, không chút cặn nhưng thơm vị cá lóc đồng, vị ngọt của xương ống và dậy mùi của nhiều gia vị khác. Bún trước khi cho vào tô, được trụng qua nước sôi, thêm tôm, thịt cá phi lê, thịt heo quay… rồi chan ngập nước lèo. Bún này phục vụ cùng đĩa rau sống đủ loại: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống…Khi ăn sẽ cho thêm chanh, ớt tươi vào và trộn đều. Các bạn sẽ cảm nhận được hương thơm dịu của cá cùng vị ngon giòn, béo của thịt quay thật hấp dẫn. Vì sự mộc mạc này mà bún nước lèo trở thành món ăn ngon nổi tiếng Sóc Trăng, mà khi du lịch Sóc Trăng ai cũng muốn thưởng thức.
Bún gỏi dà
Món ăn này có nguồn gốc từ gỏi cuốn, sau đó được biến tấu thành món ăn dùng cho bữa sáng thường nhật. Bún gỏi dà với cái tên nghe khá lạ nhưng gia vị được nấu thì khá quen thuộc và đơn giản.
Nước dùng đậm đà được ninh từ xương heo, nước sốt me chua và cả tương hạt xay, tất cả quyện vào nhau mang vị thanh ngọt, chua chua không bao giờ mang lại cảm giác ngán.
Bún thường được ăn kèm với giá sống, rau muống bào và xà lách. Phần nguyên liệu chính là thịt ba chỉ khìa mặn cùng với các con tôm luộc ngọt tươi đã lột sạch vỏ. Từng sợi bún trắng mềm dai ngập ngụa trong nước dùng màu nâu hòa cùng với thịt tôm béo và thịt heo mặn mặn tạo hương vị lạ miệng, vô cùng hấp dẫn những thực khách phương xa.
Mì Sụa
Mì Sụa có nguồn gốc là món ăn truyền thống của cộng đồng người Hoa ở Sóc Trăng. Sợi mì sụa được chế biến từ đậu nành dai mềm. Người dân Sóc Trăng thường chế biến món này thành loại mì ngọt và mì mặn.
Mì sụa mặn thường xào chung với hải sản, thịt heo, nấm, thịt gà và chan cùng với nước tương. Loại mì sụa ngọt thường được dân ở Sóc Trăng nấu chè với trứng gà luộc. Lạ miệng và không ngấy.
Khô trâu Thạnh Trị
Khô trâu từ lâu đã có một sức hấp dẫn lạ kỳ nhờ thịt ngon, ngọt và bổ dưỡng không thua gì thịt bò. Theo Đông y, thịt trâu mát, hiền, ăn thường xuyên có thể trị được bệnh tê thấp. Khô trâu Thạnh Trị được chế biến cũng giống như khô bò nhưng muốn cho miếng khô thơm, ngon, mùi vị hấp dẫn, người làm phải chọn cho được thịt đùi, đùi sau càng tốt rồi thái (lóc) bỏ hết gân trước khi đem xắt thành lát nguyên vẹn, tiếp theo là ướp gia vị vào gồm xả bằm, muối, tỏi, ớt,… khoảng nửa ngày cho ngấm. Sau đó đem phơi nắng hoặc sấy trong lò.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Muốn cây kim tiền phát tài, phát lộc? Đừng bỏ qua 5 bí quyết quan trọng này!
Đổ giấm lên thịt, nhận ngay lợi ích tuyệt vời mà bạn chưa bao giờ ngờ tới
Đừng vứt bỏ đồ lót cũ mà bạn không mặc! 3 thứ này rất hữu ích, hãy thử sửa nhé!
Nếu bạn gặp được cây cỏ trong kẽ đá này thì bạn là người may mắn, hãy trân trọng chúng!
3 con giáp phát tài phát lộc cho đến cuối năm, sự nghiệp của tuổi Tỵ sẽ suôn sẻ, đầu tư sẽ có lãi