Ăn gừng vào mùa đông giúp giữ ấm cơ thể nhưng cần biết 5 lưu ý để không gây hại sức khỏe
Hai vợ chồng cùng lên thành phố kiếm việc làm với hi vọng đổi đời, nào ngờ chưa đầy nửa năm tôi bắt gặp vợ ôm một người đàn ông vào nhà nghỉ / 6 loại thực phẩm, phụ nữ ăn nhiều càng có lợi cho sức khỏe
Gừng có tác dụng chống viêm, giảm đau đầu, giảm cholesterol trong máu.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh nhân tiểu đường uống trà gừng vào buổi sáng giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
Tinh đầu gừng có khả năng giải tỏa tinh thần, loại bỏ trạng thái căng thẳng.
Ngoài ra, người ta hay sử dụng gừng trước khi đi ô tô, máy bay... để ngăn tình trạng say tàu xe.
Trong một số trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, người ta cũng sử dụng gừng để điều trị. Gừng có tính sát trùng nên cũng dùng trong một số trường hợp nhiễm trùng đường ruột, kiết lỵ do vi khuẩn.
Trà gừng có thể giảm bớt một số triệu chứng dạ dày, tăng cảm giác thèm ăn và giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông.
Một số lưu ý khi sử dụng gừngGừng tính nóng nên ăn nhiều có thể gây nóng trong người, khô miệng, khát nước, nhiệt miệng. Do đó, bạn không nên ăn quá nhiều gừng.
Không ăn gừng bị dậpGừng tươi bị dập sẽ sinh ra một chất độc có tên là safrol. Chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan.
Không ăn gừng mọc mầmGừng mọc mầm có thể sinh ra chất lưu huỳnh, gây tổn thường gan.
Ăn gừng mọc mầm, dạ dày và ruột cũng hấp thu được ít chất dinh dưỡng hơn.
Không nên gọt vỏ gừngGừng chỉ giữ được đầy đủ dược tính khi có cả vỏ. Gọt vỏ gừng sẽ khiến gia vị này không phát huy được hết tác dụng. Bạn chỉ cần rửa sạch gừng là có thể dùng.
Những người không nên ăn gừng
Người bị cao huyết áp
Gừng rất tốt đối với người bị huyết áp thấp. Tuy nhiên những người bị cao huyết áp nếu uống nước gừng trong lúc huyết áp đăng tăng lên sẽ gây hưng phấn, khiến huyết áp ngày càng tăng cao, dễ làm vỡ động mạch và dẫn tới tai biến.
Người bị đau dạ dày
Những người đang bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng k hông nên ăn gừng. Bởi trong thành phần của gừng có những chất chủ yếu hoạt động trên niêm mạc dạ dày khiến niêm mạc bị kích thích, bào mòn và dẫn tới viêm loét nghiêm trọng hơn.
Người say nắng, sốt cao
Gừng rất tốt cho những người bị cảm lạnh vì nó giúp làm ấm cơ thể và hồi phụ nhanh hơn. Tuy nhiên, những người bị cảm nắng hoặc đang sốt cao tuyệt đối không được dùng gừng. Gừng có tinh nhiệt sẽ khiến thân nhiệt tăng cao, làm bệnh lâu khỏi hơn.
Người bị bệnh trĩ, xuất huyết
Gừng tính nóng nên có thể làm vỡ các mạch máu yếu. Do đó, những người có tiền sử bị chảy máu cam, cháy máu tử cung, bệnh trĩ nên hạn chế ăn gừng.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được
Tôi mới phát hiện ra ngâm đũa trong loại nước này cả đời không sợ bị mốc, đáng tiếc là hầu như không ai hiểu được điều này