Ăn lá lốt chữa đau nhức xương khớp nhưng cần lưu ý điều gì khi ăn?
4 loại nước ép giúp đốt cháy mỡ thừa giảm cân nhanh chóng / 10 sai lầm hàng ngày đang làm hỏng lông mi của bạn
Lá lốt vốn là gia vị quen thuộc đối với nhiều người Việt Nam. Vào giai đoạn thời tiết chênh lệch nhiệt độ cao giữa ngày và đêm như hiện nay, việc ngâm chân tay trong nước lá lốt đun sôi là hoàn toàn hợp lý. Nguyên lý trong Đông y công nhận đây là bài thuốc chữa đau nhức xương khớp cực tốt.
Không chỉ có vậy, lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội) cũng khuyên nên tăng cường ăn những món ăn từ lá lốt sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh hơn khi trở lạnh sáng sớm và đêm xuống đột ngột quá mức.
Một vị thuốc trong Đông y hữu ích như vậy lại có giá rẻ bèo, chợ bán đầy như vậy thu hút rất nhiều người mua lá lốt về dùng hàng ngày. Tuy nhiên có một số lưu ý khi dùng lá lốt để tăng cường sức khỏe cũng như chữa đau nhức xương khớp được chuyên gia cảnh báo mà bắt buộc bạn phải nhớ:
Lá lốt sống hay lá lốt chín đều có công dụng chữa bệnh như nhau
Nhiều người cho rằng, đồ sống sẽ giữ lại giá trị dinh dưỡng, dưỡng chất cao hơn. Do đó, họ ra sức ăn lá lốt sống kèm món ăn thay vì ăn những món chả lá lốt phải chiên trong dầu mỡ đến chín. Theo chuyên gia, điều này thực sự không cần thiết. Lá lốt ngay cả khi được nấu chín thì công dụng chữa bệnh cũng không bị giảm đi. Do đó, việc chế biến lá lốt, nấu chín cùng món ăn mình thích vẫn không vấn đề gì.
Không được lạm dụng ăn nhiều lá lốt
Theo lương y Bùi Hồng Minh, mặc dù việc ăn lá lốt rất tốt cho sức khỏe, nhất là vào giai đoạn giao mùa ẩm ương hiện nay nhưng không phải cứ càng ăn nhiều thì càng tốt. Nhiều người cho rằng, với đặc tính nồng, ấm, chống hàn, giảm đau, chống phong thấp… thì cứ tăng cường ăn đều đặn hàng ngày thì càng tốt. Đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
"Khi ăn lá lốt cần lưu ý không nên ăn quá nhiều một lúc. Hơn nữa, đây là một vị thuốc chữa bệnh trong Đông y nên khi ăn phải tùy theo thể trạng từng người. Đã là thuốc thì dù là đường ăn uống thực phẩm cũng cần cân đối với hàm lượng hợp lý chứ không phải cứ càng nhiều càng tốt. Suy nghĩ này khiến lá lốt – thuốc quý bỗng trở thành phản tác dụng", lương y Bùi Hồng Minh nói.
Theo chuyên gia, với những người muốn tăng cường sức khỏe, muốn giảm đau nhức xương khớp thì chỉ cần mỗi tuần ăn những món ăn có lá lốt như chả lá lốt, chuối nấu lá lốt… đổi món trong tuần là được. Nói chung, người bình thường cũng chỉ nên ăn 50-100g lá lốt mỗi ngày là vừa đủ, vừa không lạm dụng vừa tăng cường sức khỏe.
Đối tượng không nên ăn lá lốt
Lá lốt tuy chỉ là một loại rau gia vị nhưng cũng là thuốc trong Đông y. Đã là thuốc thì sẽ có khuyến cáo. Trong đó, lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh không phải ai cũng có thể ăn lá lốt. Một số đối tượng không nên ăn loại gia vị này là người bị đau dạ dày, nhiệt miệng, táo bón.
Người bị đau dạ dày dễ bị kích ứng niêm mạc khi ăn đồ ăn có tính nhiệt như lá lốt. Với người bị táo bón, nhiệt miệng vốn là những người bị nóng trong, ăn lá lốt vào cơ thể sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng nề. Do đó, nếu đang gặp phải những vấn đề bệnh tật này, bạn cần tuyệt đối không ăn lá lốt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Có 1 loại rau giàu canxi hơn sữa, giá rẻ không lo phun hóa chất
Tôi và chồng ly hôn được 2 năm nhưng vẫn hay đưa cháu về chơi với ông bà nội
Vỏ bưởi không chỉ có tác dụng khử mùi hôi mà còn có 3 công dụng tuyệt vời, bây giờ mới biết cũng chưa muộn nhé!
Loại lá ở trong vườn người Việt Nam hay có nhưng nước ngoài bán giá 6 triệu đồng/kg, vừa chữa ho lại mát gan
Chồng mất đã 7 năm nhưng nhà chồng vẫn bày đủ trò để ngăn chị tôi tái hôn
Tử vi ngày 17/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ sự nghiệp thăng tiến, tài lộc vượng phát, tiền bạc rủng rỉnh