Ăn lẩu nhớ tránh xa 6 món này, người Việt rất hay mắc phải
Điều gì xảy ra nếu bạn tiêu thụ quá nhiều vitamin A? / 5 loại vitamin cần thiết để mái tóc chắc khỏe
Lẩu gà kỵ rau kinh giới
Gà được khuyến cáo không nên ăn cùng rau kinh giới vì theo Đông y, thịt gà thuộc phong mộc về tạng can, kinh giới lại có vị cay tính ấm phá kết khí. Kết hợp hai thứ này sẽ gây ra chứng chóng mặt, ù tai hoặc run rẩy toàn thân, ngứa ngáy vùng đầu não. Vì vậy, nếu ăn lẩu gà thì nên tránh xa rau kinh giới.
Lẩu gà hợp nhất là rau ngải cứu, cải xanh, rau đắng, rau muống, bắp chuối…
Lẩu hải sản kỵ cà chua
Lẩu hải sản có đặc tính là tanh, rất hợp với các loại rau như rau muống, rau cần, cải ngồng, hành tươi, các loại rau thơm, dứa… nhưng được khuyên không nên kết hợp với cà chua bởi vì khi kết hợp với loại rau quả giàu vitamin C như cà chua thì asen pentavenlent có trong hải sản sẽ chuyển hóa trở thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín), ăn vào có thể gây ngộ độc cho cơ thể.
Lẩu riêu cua bắp bò kỵ rau mồng tơi
Lẩu riêu cua bắp bò không thể thiếu rau cải thảo, rau cải xanh, khế chua và một số loại nấm... nhưng được khuyên không nên kết hợp với rau mồng tơi vì sẽ mất đi tính nhuận tràng, tiêu hóa kém hơn.
Ngoài ra, lẩu riêu cua bắp bò cũng được khuyên không kết hợp với cần tây, khoai lang và khoai tây. Vì cua ăn chung với cần tây sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, còn khi ăn chung với khoai lang, khoai tây dễ gây sỏi trong cơ thể.
Không ăn quá nóng
Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất "mỏng manh". Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 60 độ C.
Nếu thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương tới niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới viêm thực quản. Vì vậy, khi gắp thực phẩm đang được nấu sôi từ trong nồi ra tuyệt đối không được ăn ngay. Tốt nhất nên để ra bát chờ cho nguội bớt rồi mới ăn.
Không ăn thịt trước
Thông thường thực phẩm chính trong các món lẩu là các loại thịt. Nhưng xét từ góc độ sức khỏe nếu có khoai tây, khoai lang hoặc rau thì ăn trước, sau đó mới ăn đến thịt. Lý do là trong khoai tây và khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột có thể hình thành lớp bảo vệ trong dạ dày giúp tránh những thành phần gây kích thích như cay nóng trong lẩu gây tổn hại tới dạ dày.
Mặt khác trong khoai tây và khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp cơ thể giảm hấp thụ các chất béo và cholesterol.
Không dùng đũa chung để gắp thức ăn sống, chín
Nếu bạn chỉ dùng một đôi đũa để gắp thức ăn sống cho vào nồi lẩu, rồi dùng đôi đũa ấy để gắp thức ăn chín cho vào miệng. Việc này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn trong thức ăn sống xâm nhập vào khoang miệng của bạn. Vậy nên, bạn cần chuẩn bị hai đôi đũa để dùng gắp thức ăn sống và chín riêng khi ăn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ