Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về, bạn sẽ ngạc nhiên với những gì mình nhận được
Bảo quản tỏi khô tới vài năm với những mẹo đơn giản / Những điều tối kỵ khi ăn tỏi mà mọi người cần ghi nhớ
Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh - Phương pháp đơn giản đánh bay cảm lạnh, phòng ngừa cảm cúm
Cảm lạnh và cảm cúm là những chứng bệnh rất phổ biến vào mùa đông lạnh giá. Để ngăn chặn những chứng bệnh này có rất nhiều cách. Nhiều người tìm đến kháng sinh cho nhanh hết sự khó chịu bủa vây, nhiều người lại tìm đến những phương thuốc tự nhiên có hiệu quả không kém lại tránh được việc lạm dụng kháng sinh. Phương thuốc tự nhiên trị cảm lạnh, cảm cúm thì có vô vàn. Nhưng bạn có biết cách đơn giản nhất như hành động ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về?
Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh - Phương pháp đơn giản đánh bay cảm lạnh, phòng ngừa cảm cúm.
Trong tình hình thời tiết rét lạnh kéo dài, nhiều người đang rỉ tai nhau mẹo hay giúp khỏe thân lại chống cảm lạnh, cảm cúm siêu hiệu quả này. Theo cách này, chỉ cần đi bên ngoài trời lạnh lẽo, về đến nhà, sau khi cởi bỏ tấm áo khoác, bạn hãy nhanh chóng ăn một tép tỏi hoặc vài tép tùy sở thích. Sau khi bóc vỏ, bạn có thể dùng dụng cụ ép tỏi hoặc dao để đập dập và ăn. Hành động này tuy đơn giản nhưng lại có tác dụng đánh bay cảm lạnh, đặc biệt, đây là cách phòng chống cảm cúm được nhiều người đánh giá vô cùng hiệu quả.
Lưu ý: Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về giúp phòng chống cảm cúm, cảm lạnh rất tốt nhưng không nên ăn khi bụng đang bị rỗng hoàn toàn. Hành động này có thể gây kích thích dạ dày, dễ dẫn đến hiện tượng đau bụng.
Ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh giúp phòng chống cảm lạnh, cảm cúm, tăng cường miễn dịch vào mùa lạnh
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về nhà đúng là có công dụng chống cảm lạnh, đồng thời phòng chống bệnh cảm cúm. Tuy có mùi hương không được dễ chịu nhưng tỏi được mệnh danh là thực phẩm thuộc hàng top có tính kháng sinh mạnh, có thể ngăn chặn bệnh tật và tăng cường miễn dịch vào mùa lạnh.
Theo chuyên gia phân tích, trong Đông y, tỏi tỏi là gia vị, đồng thời là vị thuốc được sử dụng từ lâu đời. Tỏi có vị cay, tính ôn, chủ yếu có các loại tinh dầu, vitamin A, E, B1, B2… Tỏi kích thích tiêu hóa, giải độc, trừ đờm, sát khuẩn, thậm chí là diệt trừ giun.
Trong Đông y, tỏi được dùng để chữa các trường hợp tiêu hóa kém, viêm do hô hấp, chữa tả, lị, viêm âm đạo do nhiễm trùng roi, tăng huyết áp, tăng cholesterol trong máu. "Nên dùng 5 – 15g mỗi ngày, ở dạng còn sống vì nấu chín tỏi sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh", ông Trung nói.
Riêng về công dụng chữa cảm lạnh, cảm cúm, chuyên gia cho biết thêm, allicins - hợp chất sulfur trong tỏi, có tác dụng chống bệnh cảm cúm thông thường. Do đó, ăn một tép tỏi sau khi đi ngoài trời lạnh về nhà là hành động giúp phòng tránh ốm vặt cực tốt.
Lương y đặc biệt nhấn mạnh, nên ăn ngay một tép tỏi khi vừa đi ngoài trời lạnh về. Bởi lúc này, cơ thể có nguy cơ bị nhiễm lạnh cao, sử dụng ngay một liều kháng sinh tự nhiên để ngăn chặn là điều cần thiết, không nên chậm trễ.
Mặc dù ăn tỏi sống có hiệu quả tốt nhất nhưng nếu không thể chịu được mùi tỏi sống, bạn có thể biến tấu theo một số cách khác nhau.
Về thời gian ăn tỏi, không nên ăn khi bụng đói meo nhưng cũng không ăn khi đã ăn no vì sẽ làm giảm hiệu quả chữa bệnh của tỏi.
Chuyên gia nhận định, mặc dù ăn tỏi sống có hiệu quả tốt nhất nhưng nếu không thể chịu được mùi tỏi sống, bạn có thể biến tấu theo một số cách khác nhau để vừa ăn dễ dàng lại vừa có thể có thuốc kháng sinh tự nhiên phát huy mạnh sau khi ăn. Chuyên gia gợi ý, bạn có thể ăn tỏi trộn mật ong, tỏi trộn nước chanh hoặc nước cam... Những loại thực phẩm kết hợp này đều có công dụng ngang nhau với những tính kháng sinh tương tự nên không lo giảm hiệu quả chữa bệnh.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng tỏi nấu chín để phòng chữa bệnh cảm lạnh, cảm cúm vì trong tỏi nấu chín cũng có chứa allicins được cho là có hiệu quả chống cảm cúm. Bạn cũng có thể thêm tỏi băm vào nước thịt, canh, súp... và đun nóng rồi thưởng thức.
Mặc dù tỏi rất tốt để phòng tránh nhiều bệnh mùa lạnh nhưng lương y Vũ Quốc Trung khuyến cáo thêm: "Có một số trường hợp không nên dùng tỏi". Trẻ em bụng dạ yếu, người có da nhạy cảm không nên bôi bên ngoài, người có phản ứng phụ khi ăn tỏi cần dừng lại ngay và đến khám bác sĩ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt