Nhiều người cần hạn chế ăn tỏi ngay hôm nay
Tác dụng bất ngờ của cà chua đối với sức khỏe / Thực phẩm giúp hồi phục sức khỏe sau khi ốm
Từ hằng ngàn năm trước, con người đã biết sử dụng tỏi để chế biến các món ăn và làm thuốc chữa vết thương ngoài da, nhiễm trùng tai, đường ruột, tráng dương... Người Ai Cập cổ đại thấy tỏi đặc biệt đến nỗi đã tôn thờ nó.
Còn hơn 3.000 năm trước, các thầy thuốc thuộc y học cổ truyền Trung Hoa đã coi tỏi như một phương thuốc hữu hiệu để dự phòng cảm cúm, điều trị rắn cắn và các bệnh nhiễm khuẩn.
Ảnh minh họa. |
Năm 1858, nhà bác học Pasteur đã chứng minh được khả năng kháng khuẩn của tỏi. Từ đó, tỏi được sử dụng rộng rãi, đặc biệt là trong thế chiến thứ 1 và 2 để ngăn ngừa sự hoại tử của các vết thương do bom đạn gây ra.
Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L. thuộc họ Hành tỏi (Liliaceae). Trong mỗi củ tỏi chứa 0.10 – 0,36% tinh dầu, 90% các hợp chất lưu huỳnh (S) như allicin, diallyl disulfide và allylpropyl disulfide, quan trọng nhất là allicin.
Ngoài ra, trong tỏi chứa nhiều selen, các loại vitamin và khoáng chất. Vì thế, tỏi được chứng minh có tác dụng đề kháng, tiêu độc, chống ung thư, trị cảm cúm thông thường, giảm huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện hệ xương....
Điều đáng lưu ý là các hoạt chất này chỉ được hoạt hoá khi củ tỏi được đập dập, nghiền nát hoặc nhai và sẽ bị bất hoạt ở nhiệt độ cao. Do đó, để phòng và chữa bệnh, mọi người thường có thói quen nhai hoặc nghiền nát tỏi sống để ăn, vì tỏi nấu chín sẽ bị giảm tác dụng.
Tuy tỏi mang lại nhiều lợi ích đáng ngạc nhiên cho sức khỏe như vậy nhưng không phải ai cũng sử dụng được tỏi sống và không phải ăn càng nhiều càng tốt cho sức khỏe.
Theo đó, những người bị bệnh gan thường ăn tỏi để phòng ngừa viêm gan, tuy nhiên thực tế tỏi có hại cho bệnh nhân viêm gan. Tỏi không ngừa được virus viêm gan, ngược lại một số thành phần trong tỏi có thể kích thích dạ dày và ruột, ức chế tiết dịch tiêu hóa ở đường ruột, do đó làm tăng các triệu chứng viêm gan.
Với người bị tiêu chảy không do vi khuẩn thì không nên ăn tỏi. Lý do, tỏi kích thích ruột dẫn đến tăng acid uric niêm mạc ruột, gây phù nề, khiến bệnh tồi tệ hơn. Với người bị bệnh lý về mắt như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, viêm kết mạc và các bệnh về mắt khác nên hạn chế ăn tỏi. Y học Trung Quốc tin rằng việc tiêu thụ tỏi lâu dài với số lượng lớn sẽ làm tổn thương gan và mắt. Đặc biệt, với người bị huyết áp thấp, ăn nhiều tỏi sẽ càng làm tụt huyết áp đến mức nguy hiểm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường