Ăn mướp đắng giúp hạ đường huyết
5 loại đắng là “thần dược” giảm đường huyết, kiểm soát tiểu đường đáng kể: Loại đầu tiên rẻ bèo và bán đầy chợ / 2 vị trí ngứa ngáy là dấu hiệu đường huyết tăng cao, tiểu đường rình rập: Ăn ngay 8 món kiểm soát lượng đường
Đường máu cao là gì và có nguy hiểm không?
Mướp đắng giúp bạn kiểm soát đường huyết. Nguồn ảnh: Internet
Đường máu cao là tình trạng lượng đường glucose có trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường theo bảng chỉ số lượng đường huyết trong máu. Các tế bào sử dụng glucose giống như một nguồn cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động ở trong cơ thể. Để sử dụng được đường trong cơ thể sẽ cần phải có insulin. Với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường loại 2, bị thiếu hụt insulin hoặc cơ thể kháng insulin đều gây ra tình trạng lường đường máu tăng cao.
Lượng đường máu tăng cao mãn tính là do sự rối loạn trong quá trình chuyển hóa glucose, kéo theo sự rối loạn chuyển hóa chất béo, chất đạm. Khi tình trạng rối loạn này diễn ra thường xuyên sẽ gây ra những biến chứng khác cho người bệnh tiểu đường như: Gây xơ vữa mạch máu lớn, làm hẹp tắc các mạch máu nhỏ và làm hỏng toàn bộ hệ thống thần kinh. Từ đó kéo theo ra các biến chứng nguy hiểm khác:
Tổn thương tim, mắc các bệnh về tim: Lượng đường trong máu cao có thể gây mắc bệnh xơ vữa động mạch, tăng nguy cơ đột quỵ, nhồi máu cơ tim,...
Tổn thương thận: Đường huyết cao khiến các mạch máu trong thận bị thu hẹp lại gây tắc nghẽn, suy giảm chức năng của thận, viêm đường tiết niệu, gây suy thận.
Tổn thương hệ thần kinh: Lượng đường trong máu cao trong khoảng thời gian dài có thể làm tổn thương mạch máu, làm giảm, thậm chí tê liệt hoạt động cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho hệ thần kinh.
Tổn thương mắt: Đường huyết tăng cao khiến hệ thống mao mạch ở mắt tổn thương gây mờ mắt, mù lòa
Ngoài ra, đường huyết cao còn gây nhiễm trùng trên nhiều bộ phận trên cơ thể, vết thương khó lành do suy giảm miễn dịch.
Lượng đường trong máu tăng cao đột ngột thường ít khi xảy ra, tuy nhiên nếu lượng đường huyết tăng quá nhanh có thể gây ra các biến chứng cấp tính nguy hiểm cho người bệnh như: Nhiễm toan ceton, gây hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. nếu không phát hiện và kịp thời điều trị, người bệnh có thể tử vong.
Mướp đắng hạ đường huyết
Nước ép mướp đắng cũng có thể làm dịu các triệu chứng ho khan, tăng cường miễn dịch. Ngoài ra, mướp đắng còn được dùng để kiểm soát đường huyết.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chiết xuất mướp đắng giúp giảm thiểu hoạt động của enzym alfa glucosidase. Điều này sẽ giúp ngăn đường máu tăng đột biến sau khi bạn ăn.
Mướp đắng chứa các thành phần như charatin và momorcidin giúp chống tăng đường huyết. Các hợp chất này giúp giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường.
Hạt mướp đắng chứa polypeptide P hoạt động gần giống như insulin và giúp giảm mức đường huyết.
Sử dụng mướp đắng để kiểm soát đường huyết như thế nào?
Ép mướp đắng và uống loại nước này vào buổi sáng sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết.
Bạn cũng có thể uống trà mướp đắng bằng cách sao khô quả mướp đắng. Dùng mướp đắng khô đun sôi trong nước. Lọc lấy nước và uống 2 lần mỗi ngày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2