2 vị trí ngứa ngáy là dấu hiệu đường huyết tăng cao, tiểu đường rình rập: Ăn ngay 8 món kiểm soát lượng đường
4 lưu ý để ăn chay đúng cách / Loại quả xưa chín rụng đầy gốc, giờ thành đặc sản chị em ưa chuộng, công dụng tuyệt vời
Tiểu đường đang có xu hướng gia tăng, nhất là ở người trẻ. Có 2 vị trí trên cơ thể bỗng dưng ngừa ngáy thì hãy cảnh giác với căn bệnh này.
Tai ngứa ngáy
Nhiều người có thể thường xuyên gặp phải tình trạng tai bị ngứa ngáy, khó chịu và thường nghĩ do tai bẩn nên lấy bông ngoáy để ngoáy tai nhưng vẫn không hết ngứa. Nếu bạn thường xuyên gặp phải hiện tượng này, bạn phải hết sức cảnh giác. Đây là cũng là biểu hiện của việc tăng đường huyết trong cơ thể.
Do lượng đường trong máu tăng cao, tuyến bã nhờn trong tai sẽ chuyển hóa chất bẩn nhiều hơn khiến tai rất hay bị ngứa, vì vậy nếu có chuyện này, mong các bạn đừng vội mà bỏ qua.
Da bị nổi mẩn ngứa
Tình trạng da nổi mẩn, ngứa ngáy rất phổ biến, đây được coi là biểu hiện của bệnh dị ứng nhưng ngoài ra, đây lại là một dấu hiệu quan trọng của việc tăng lượng đường trong máu.
Bởi khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể sẽ kèm theo tình trạng đái tháo đường, nếu không bổ sung nước kịp thời da sẽ bị khô, bong tróc do thiếu nước và gây ngứa ngáy bất thường.
Do đó, nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra, đừng coi nhẹ mà cần đi khám càng sớm càng tốt, đừng bỏ qua để bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, trước khi mắc bệnh tiểu đường, cơ thể còn có những biểu hiện sau:
- Giảm thị lực, cận thị nghiêm trọng hơn, nhìn mọi thứ đều trở nên mờ mờ.
- Hạ đường huyết sau bữa ăn, trong khi ăn thường chóng mặt, hồi hộp và các triệu chứng khác của hạ đường huyết.
- Tiêu chảy, số lần tiêu chảy hàng ngày tăng lên.
- Tê chân tay, thường tê bì tay chân, tê bì không rõ nguyên nhân.
Khi bị tiểu đường nên ăn nhiều 8 thực phẩm sau để cân bằng lượng đường trong máu
Quế
Quế là loại thực phẩm có tác dụng hiệu quả trong việc giảm mức đường huyết và cải thiện độ nhạy insulin. Nó có đặc tính chống oxy hóa, cũng có thể làm giảm lượng chất béo trung tính trong bệnh tiểu đường tuýp 2 và cholesterol. Nếu sử dụng trong khoảng thời gian 3 tháng, quế có thể kiểm soát huyết sắc tố A1c, yếu tố quyết định tính chất lâu dài của bệnh tiểu đường. Nó cũng hỗ trợ cho bệnh nhân bị đái tháo đường tuýp 1, nhưng chỉ được sử dụng 1 muỗng cà phê mỗi ngày.
Trứng
Trứng chứa một lượng protein rất lớn, ăn trứng có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin, giảm viêm, tăng cholesterol HDL tốt và giảm cholesterol LDL xấu. Trứng luộc giúp giảm lượng đường huyết.
Hạt Chia
Lượng carbohydrate thấp và giàu chất xơ giúp duy trì sự cân bằng đường trong máu. Hạt chia làm giảm tốc độ thức ăn tiêu thụ di chuyển qua ruột và được hấp thụ trong cơ thể. Hạt Chia có lợi trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh tiểu đường, vì chúng cho phép điều chỉnh insulin.
Sữa chua Hy Lạp
Ngoài việc là một nguồn vi khuẩn tốt cho sức khỏe đường ruột, sữa chua là một lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Để kiểm soát lượng đường trong máu và giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, sữa chua Hy Lạp còn có nhiều lợi ích khác do chứa một hàm lượng men vi sinh. Sản phẩm sữa này không chỉ giúp giảm cân mà còn cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường type 2.
Củ nghệ
Curcumin - Một thành phần hoạt chất trong củ nghệ, giúp làm giảm lượng đường trong máu, viêm và giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Nó cũng cải thiện tình trạng sức khỏe của thận - Dễ bị ảnh hưởng xấu trong trường hợp bệnh tiểu đường.
Quả hạch
Hạt phỉ, hạnh nhân, quả hồ đào, quả hạch Brazil, quả hồ trăn, hạt điều, hạt mắc ca và quả óc chó là những nguồn cung cấp chất xơ dồi dào và chứa carbohydrate thấp. Các nghiên cứu tiết lộ rằng tiêu thụ hàng ngày các loại hạt này có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu, giảm viêm, mức cholesterol LDL và mức độ insulin.
Bông cải xanh
Cực kỳ có lợi cho bệnh tiểu đường tuýp 2, bông cải xanh có thể giúp ngăn ngừa tăng đột biến lượng đường trong máu. Ngoài ra, các loại rau xanh khác như rau diếp, bắp cải, rau bina, rau mùi tây, cần tây, dưa chuột, súp lơ, đậu xanh và su hào cũng giúp cải thiện độ nhạy insulin và do đó điều chỉnh lượng đường trong máu tốt hơn. Ăn các loại rau này có thể giúp ích trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường và béo phì, và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 vì rau rất giàu magie và được gọi là chất chống oxy hóa hiệu quả.
Hạt lanh
Để kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe của tim thì hạt lanh là một lựa chọn hợp lý. Những người đang mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, sau khi sử dụng trong 12 tuần, đã cho thấy sự gia tăng nồng độ hemoglobin A1c. Chất xơ có độ nhớt cao giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ, ngăn ngừa sự xuất hiện của cục máu đông, tăng độ nhạy insulin và giúp no lâu hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ già suốt 10 năm nhưng không được chia mảnh đất nào, đến lúc đọc kỹ lại di chúc tôi mới òa khóc
Tử vi ngày 22/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Mão công việc thăng hoa, tuổi Tỵ cẩn thận sai lầm
Con gái dắt 3 chú chó Ngao Tạng đi bộ mãi không về, bố đi tìm thấy cảnh tượng dở khóc dở cười
Bố di chúc để lại nhà cùng 2,7 tỷ tiền tiết kiệm cho mẹ kế, chúng tôi kéo nhau gặp luật sư để rồi nhận cái kết sững người
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
6 con giáp tỏa sáng năm 2025: Lộc lá đầy nhà, thành công rực rỡ