Ăn nhiều thịt đỏ, chất béo có hại gây ra bệnh sa sút trí tuệ, mất trí nhớ
6 cách giúp trẻ ngủ ngoan, sâu giấc, không bị giật mình quấy khóc giữa đêm / Cách làm món xôi chiên giòn rụm, thơm béo lại vô cùng đơn giản dễ làm
Nghiên cứu mới từ Mỹ cho thấy các tế bào mỡ có thể kiểm soát phản ứng của hệ thống cơ thể đối với chức năng não, thông qua tác động lên hồi hải mã. Mà sự khỏe mạnh của tế bào mỡ lại liên quan mật thiết đến các kiểu ăn uống hàng ngày.
Công trình nghiên cứu của Đại học Marshall (Mỹ), vừa công bố trên tạp chí khoa học iScience, cho thấy kiểu ăn "phương Tây" đem đến stress ôxy hóa cho các tế bào mỡ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng não, chưa kể về lâu dài có thể dẫn đến nhóm bệnh suy giảm nhận thức và trí nhớ không thuốc chữa.
Theo EurekAlert, họ đã xác định được kênh tín hiệu Na, K-ATPase, thứ rất dễ bị tác động bởi sự khỏe mạnh của tế bào mỡ đóng vai trò trung tâm trong việc tạo ra những thay đổi ở các vùng cụ thể của não, đặc biệt là hồi hải mã (vùng hippocamus, nằm ở thùy thái dương trong của 2 bên bán cầu não).
Đây là một phát hiện quan trọng bởi hồi hải mã là khu vực não chịu trách nhiệm chính cho khả năng nhận thức, trí nhớ, học tập và định hướng. Ở các bệnh nhân Alzheimer hay mắc các bệnh sa sút trí tuệ, và mất trí nhớ khác, hồi hải mã hoạt động kém đi dẫn đến việc họ hay quên, đãng trí, khó học cái mới, hay lạc đường... Ở những người chưa bị bệnh, sự khỏe mạnh của hồi hải mã liên quan mật thiết đến nhiều hoạt động sống, công việc, học hành.
Mô hình nghiên cứu trên chuột biến đổi gen cho thấy nếu tế bào mỡ giải phóng ra một thứ gọi là NaKtide, nó sẽ ức chế chức năng truyền tín hiệu của Na, K-ATPase, từ đó ức chế hoạt động của hồi hải mã.
NaKitde sẽ bị sinh ra mạnh mẽ ở những người mà cơ thể thường gặp phải stress ôxy hóa. Kiểu ăn uống "phương Tây" với nhiều thịt đỏ, thịt chế biến sẵn, chất béo có hại, ngũ cốc tinh chế... mà thiếu đi chất béo tốt, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt... được cho là nguyên nhân lớn nhất gây ra stress ôxy hóa trong cuộc sống hiện đại.
Nhóm bệnh sa sút trí tuệ, mất trí nhớ hiện chưa có thuốc chữa và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp hàng thứ 5 trong các nguyên nhân gây tử vong sớm. Một số quốc gia như Mỹ, Anh, Úc... còn đặt nó ở hàng thứ nhất hoặc thứ 2.Vì vậy, chú ý đến cách ăn và những biểu hiện không khỏe mạnh của hồi hải mã để phòng từ xa nhóm bệnh nan y này là điều các nhà khoa học khuyến cáo.
Theo các chuyên gia y tế, chứng sa sút trí tuệ là tình trạng suy giảm chức năng nhận thức và khả năng ghi nhớ, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đây là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhưng đôi khi cũng xuất hiện cả ở người trẻ.
Biểu hiện thường gặp và nổi bật nhất ở sa sút trí tuệ chính là suy giảm trí nhớ tăng nặng theo thời gian, người bệnh mất dần khả năng nhận thức và trí tuệ, mất đi mọi khả năng sinh hoạt độc lập và phải dựa vào người khác.
Biểu hiện chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn đầu.Người bệnh có thể bị suy giảm trí nhớ ngắn hạn, biểu hiện như nhắc đi nhắc lại một câu hỏi, thậm chí chỉ cách nhau một thời gian ngắn, thường xuyên quên đồ vật, quên các từ ngữ thường dùng và biểu đạt vòng vo. Thay đổi nhân cách, rối loạn cảm xúc và giảm khả năng tư duy, đánh giá. Người bệnh lúc này có thể thay đổi tâm tính, dễ nóng giận và kích động hơn. Trong giai đoạn này, biểu hiện thường dễ bộc lộ khi người bệnh sống trong môi trường mới hoàn toàn xa lạ.
Biểu hiện sa sút trí tuệ ở giai đoạn trung gian.Đây là lúc người bệnh sẽ cảm thấy khó và không thể làm được công việc hàng ngày như tắm rửa, mặc quần áo… Mất đi khả năng thu nhận thông tin, dẫn tới rối loạn định hướng nặng về không gian và thời gian. Bệnh nhân có thể đi lạc ngay cả khi ở trong nhà của mình. Nặng hơn, người bệnh có thể mắc chứng hoang tưởng, trở nên nghi kỵ người xung quanh.
Biểu hiện chứng sa sút trí tuệ ở giai đoạn nặng.Đây là giai đoạn người bệnh hoàn toàn lệ thuộc vào người khác trong các hoạt động thường ngày như ăn uống, đi lại, tắm rửa… Người bệnh thậm chí không thể nhận biết được người thân trong gia đình, không đi lại được và phải nằm liệt giường.
Hiện nay, với sự tiến bộ của y học, người bệnh sa sút trí tuệ đã có thể được điều trị ở giai đoạn sớm hoặc làm chậm quá trình phát triển của bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.Để có thể phòng tránh sa sút trí tuệ, điều cần thiết nhất là phải phát hiện sớm và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ để làm chậm quá trình phát triển của bệnh. Ngoài việc tuân thủ theo tiến trình trị liệu của bác sĩ, người bệnh cũng nên áp dụng một số phương pháp sau:
Về ăn uống:Bổ sung đầy đủ các loại vitamin thiết yếu, đặc biệt là vitamin B6, B12 và chất béo tốt như Omega-3… Hạn chế tối đa chất béo xấu, thực phẩm chứa nhiều muối như đồ ăn nhanh, chế biến sẵn hay đồ ăn đóng hộp, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.
Vận động, tập luyện thể dục thể thao hàng ngày:Việc này giúp cải thiện trí nhớ và làm chậm quá trình lão hóa cũng như sa sút trí tuệ. Nên tập luyện ít nhất 30 phút mỗi ngày với các bài tập phù hợp thể trạng sức khỏe như đi bộ, chạy bộ, bơi lội, đạp xe, tập gym…
Tham gia các hoạt động xã hội, chơi các trò chơi trí tuệ:Các hoạt động hay trò chơi giúp não bộ được vận động, làm giảm khả năng suy giảm trí nhớ. Đối với người nhà cần chia sẻ, thông cảm với người bệnh, lời nói cần rõ ràng, chậm rãi, thường xuyên thăm hỏi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ