Đời sống

Ăn quả này thường xuyên cả đời chẳng lo tim mạch, ung thư và tiểu đường

Ăn quả này thường xuyên cả đời chẳng lo tim mạch, ung thư và tiểu đường không biết là sống phí cả đời.

Cả đời không lo ung thư nếu bạn ăn những thực phẩm này vào buổi sáng / Không muốn ung thư "ghé thăm" thì đừng cho những thực phẩm này vào lò vi sóng

Trong y học cổ truyền, quả sung vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, nhuận phế lợi hầu, nhuận tràng thông tiện, tiêu thũng giải độc, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như viêm ruột, kiết lỵ, táo bón, trĩ xuất huyết, sa trực tràng, viêm họng, ho, sản phụ thiếu sữa, mụn nhọt lở loét, chán ăn, phong thấp…

Nuôi dưỡng hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Quả sung chứa một lượng chất xơ khá nhiều so với các loại rau củ khác, đặc biệt là giàu prebiotic – chất hiếm hoi giúp ổn định khả năng hoạt động của vi sinh hệ tiêu hóa. Chính vì thế, quả sung từ lâu đã được dùng như một vị thuốc dùng để cải thiện hệ tiêu hóa của những người “yếu bụng”. Sung có khả năng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy, ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bảo vệ xương khớp cho người có tuổi

Mặc dù vẻ ngoài xấu xí, vị đắng chát nhưng sung đôi khi còn tốt hơn cả những ly sữa giàu canxi mà mọi người vẫn dùng. Các nhà khoa học đã công bố, quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi… những khoáng chất có tác động trực tiếp đến sự phát triển và ổn định khung xương của người trưởng thành.

Kali trong sung đóng vai trò như một chất xúc tác, chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu. Mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng canxi giúp xương chắc khỏe. Bạn có thể dùng sung như một loại thực phẩm bổ sung cung cấp can xi tự nhiên cho cơ thể nếu không có điều kiện uống các loại sữa đắt tiền nhé!

Một số tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng

 

Xuất huyết

Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Ngoài ra, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.

Tụt đường huyết

Ăn sung giúp giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường; tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Nếu đường huyết trong cơ thể thấp, nên tránh ăn sung.

Oxalate có hại

 

Oxalate có rất nhiều trong sung, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách - bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm