Ăn thịt để tủ lạnh kiểu này chẳng khác gì "mời" ung thư vào nhà, nguy hại sức khoẻ của cả gia đình
5 loại thịt thèm đến mấy cũng không được ăn, cẩn thận "đón" thêm bệnh vào người, nhất là số 3 / Chỉ mặt 4 kiểu ăn uống đang âm thầm tàn phá gan mỗi ngày, bỏ ngay trước khi quá muộn
Thói quen ăn thịt để lâu trong tủ lạnh là mầm mống gây bệnh ung thư
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), thịt để trong tủ đá càng lâu sẽ càng hao hụt dinh dưỡng. Do đó, thói quen để thịt lâu đến tận nửa năm thì giá trị của thịt không chỉ hao hụt mà còn dễ phát sinh nhiều bệnh tật khi ăn. Nếu để quá lâu ngày, thịt dễ gây ngộ độc thực phẩm, hoặc người ăn bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, lên cơn sốt cao…
Ảnh minh họa
Theo vị chuyên gia này, khi bảo quản thịt, chúng ta nên để trong ngăn đá của tủ lạnh sẽ giữ được dài ngày hơn, nhưng không nên quá 1 tuần. Còn nếu để trong ngăn lạnh thì chỉ nên 2 ngày mà thôi. Với thịt đã qua chế biến thì có thể để được 3-5 ngày. Thịt không bảo quản trong ngăn đá mà để ở ngăn lạnh quá lâu cũng sẽ phát sinh các vi khuẩn gây hại, ăn mòn dinh dưỡng trong thịt và làm mất hết hương vị của thịt.
"Nhiều người vẫn có suy nghĩ cực sai lầm là cho thịt vào tủ lạnh thì hoàn toàn yên tâm chất lượng thịt. Trong thực tế, các vi khuẩn và ký sinh trùng nguyên bản vẫn ở bên trong miếng thịt, dần sản sinh độc tố và xâm nhập vào miếng thịt dù cho chúng ta đã để đông lạnh. Ăn loại thịt này về lâu dài sẽ khiến độc tố tích tụ trong cơ thể, gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.
Những điều cần lưu ý khi bảo quản thịt trong tủ lạnh:
Rửa sạch và bọc kín
Thịt, cá cần được rửa sạch và để ráo nước trước khi cho tủ lạnh để bảo quản. Nhằm hạn chế chất độc hại ngấm vào thịt ảnh hưởng đến sức khoẻ, chị em nội trợ nên chọn túi nilon hoặc hộp đựng thực phẩm làm từ nhựa an toàn, chịu được nhiệt độ thấp.
Bí quyết là chia lượng thịt dự trữ thành nhiều phần nhỏ. Mỗi khi chế biến, bạn lấy số lượng phù hợp với nhu cầu sử dụng trong gia đình mang đi rã đông. Điều này giúp hạn chế vi khuẩn sinh sôi trên thịt do thay đổi nhiệt độ nhiều lần.
Mỗi gia đình cũng nên trang bị máy hút chân không mini để hút hết không khí bên trong hộp/túi, tạo môi trường yếm khí để giữ độ tươi của thịt tốt hơn.
Thực phẩm sống nên được bọc riêng từng loại để đảm bảo vệ sinh và chất lượng thịt.
Điều chỉnh nhiệt độ thích hợp
Nhiệt độ tủ lạnh quá thấp sẽ làm đóng đá thực phẩm, nhiệt độ cao là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phân hủy thực phẩm. Ngăn mát tủ lạnh nên được giữ ở khoảng 2 độ C, còn ngăn đông ở mức -18 độ C đến -25 độ C.
Thông thường, thanh/núm điều chỉnh nhiệt của tủ lạnh chia làm các nấc từ một tới 5, trong đó mức 5 là lạnh nhất. Tuỳ theo loại thực phẩm trong tủ mà người nội trợ nên điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.
Không trữ thực phẩm quá lâu
Trong điều kiện không nhiễm khuẩn, thực phẩm tươi sống có thể dùng trong khoảng 4 đến 6 ngày ở ngăn mát và vài tháng ở ngăn đá (nhiệt độ thích hợp và làm lạnh liên tục).
Mẹo hay là bạn viết ngày tháng trên các hộp/túi thịt bảo quản. Như vậy, khi nấu nướng, bạn sẽ ưu tiên lựa chọn những loại thịt đã lưu trữ lâu hơn.
Thịt đã được sơ chế hay nấu chín có thể giữ được khoảng một tháng nếu để trên ngăn đông lạnh.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ