Đời sống

Ăn thịt lợn kiểu này là sai, thói quen nhiều người Việt vẫn ăn hằng ngày đang tàn phá cơ thể

Dưới đây là những sai lầm tai hại nhiều người mắc phải gây hại sức khoẻ.

3 sai lầm khi rửa đũa gây hại sức khỏe, 90% gia đình Việt mắc phải / Dấu hiệu thận đang "kêu cứu" vì sỏi tấn công, nhanh chân đi khám ngay còn kịp

Thịt lợn với gừng

Đông ycó ghi lại về điều cấm kị khi ăn thịt lợn, nhất là khi ăn cùng gừng. Gừng khi ăn cùng sẽ gây ra tương khắc.

Ăn thịt lợn kiểu này sẽ gây ra tình trạng phong thấp, ngoài ra còn có thể nổi lên những nốt đen ở mặt. Hãy lưu ý và tránh ăn hai loại thực phẩm này cùng với nhau để tránh những tác động xấu.

Ăn tiết canh

Ăn tiết canh lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (S.suis) (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ chứa một lượng lớn vi khuẩn sẽ gây ra những hậu quả khó lường. Khi ăn tiết canh lợn chưa được nấu chín thì liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập vào cơ thể người và gây bệnh.

Empty
Ảnh minh họa

Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Ăn gan lợn vì nghĩ trong gan nhiều chất dinh dưỡng

Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.

Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.

 

Chần thịt lợn bằng nước sôi trước khi luộc để loại bỏ chất bẩn

Nhiều chị em áp dụng cách này khi luộc thịt. Thế nhưng, việc cho thịt vào nước sôi đột ngột sẽ làm cho miếng thịt bị co lại, các chất bẩn trong thịt ngấm ngược vào bên trong mà không hề bị đào thải ra bên ngoài.

Chúng còn khiến cho các chất dinh dưỡng trong thịt bị biến mất nữa, bởi các protein trên bề mặt của miếng thịt heo bị đóng vón lại nếu chúng ta ăn vào sẽ khó hấp thu và ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Rã đông thịt lợn bằng nhiệt độ phòng

Việc rã đông thực phẩm không đúng cách sẽ gây hại khôn lường cho sức khỏe.

 

Empty

Đa số chị em khi muốn rã đông thịt thường lấy thịt đông lạnh từ trong ngăn đá bỏ ra ngoài nhiệt độ phòng. Thậm chí, một số người mất kiên nhẫn còn có cách ngâm thịt trong nước nóng. Cách làm này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Các loại thực phẩm đông lạnh như thịt, cá khi tiếp xúc với nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C sẽ rất dễ bị ôi thiu.

Thịt lợn kết hợp với rau mùi

Thịt lợn kết hợp với rau mùi là một trong những sai lầm khi ăn thịt lợn hàng đầu. Khi nấu chung thịt lợn hoặc ăn chung với rau mùi sẽ gây chướng bụng khó tiêu, thậm chí gây rối loạn tiêu hóa.

Thịt lợn và thịt chim

Nếu kết hợp thịt lợn với thịt chim cút sẽ khiến cơ thể hình thành các hắc tố, gây đen da mặt. Ngoài ra, khi ăn thịt lợn cùng thịt chim bồ câu sẽ dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông. Hãy lưu ý và tuyệt đối không thử những món ăn này.

 

Thịt lợn với lá mơ

Thịt lợn chứa rất nhiều protein khi kết hợp với lá mơ dễ gây kết tủa lượng đạm khiến cơ thể không thể hấp thu được. Đây là lưu ý khi ăn thịt lợn mà mọi người cần biết để tránh gây tình trạng khó tiêu hóa, ngộ độc.

Thịt lợn và đậu tương

Khi chế biến đậu tương với thịt lợn, hàm lượng phốt pho trong đậu tương sẽ làm giảm lượng dinh dưỡng có trong thịt lợn.

Vì vậy nên bạn cần tránh kết hợp hai loại thực phẩm này với nhau để đảm bảo giữ được dinh dưỡng có trong cả hai.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm