Ăn vải mà không biết điều này chắc chắn bạn sẽ hối hận
Thực đơn "vàng" giúp bạn giảm mỡ bụng nhanh sau 3 ngày mà chẳng cần spa / 3 loại nước uống vào buổi tối, giảm ngay 3 kg trong 1 tuần mà không phải ăn kiêng
Ảnh minh họa. |
Vải là loại trái cây phổ biến ở nước ta vào mùa hè. Với hương vị đậm đà, thơm ngon và nhiều tác dụng chữa bệnh nên vải là sự lựa chọn của rất nhiều người.
Theo các nhà khoa học, trong mỗi trái vải chứa hàm lượng cao các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C.
Bởi vậy mà ăn vải sẽ tốt cho não, hệ thống miễn dịch của con người, chống ung thư nữa.
Tuy nhiên, vải là loại quả nóng, nếu không ăn đúng cách sẽ không tốt cho cơ thể. Ăn quá nhiều vải còn có thể gây ra chứng "say vải", thậm chí bị ngộ độc.
Một số lưu ý khi ăn vải để không gây hại cho sức khỏe
Không nên ăn khi đói
Do vải chứa nhiều đường nên ăn khi đói có thể gây viêm nhiệt hoặc say với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn. Vì thế, hãy ăn vải sau bữa cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.
Không ăn quá nhiều
Do vải ngọt, khi ăn cảm giác ngon miệng nên nhiều người ăn thả phanh, không biết điểm dừng, điều này khá nguy hiểm. Nhất là với phụ nữ mang thai, trẻ em. Bạn nên nhớ ăn nhiều sẽ khiến gan sinh hỏa, đau rát lưỡi họng, thậm chí nghiêm trọng hơn còn có thể dẫn đến buồn nôn, hoa mắt chóng mặt hay chân tay mỏi rã rời…
Không ăn khi mắc tiểu đường
Vải tươi chứa hàm lượng đường cao, vậy khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn được các loại tinh bột, tình trạng hạ đường huyết sẽ diễn ra. Trong điều kiện đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
Xử lý khi bị ngộ độc vải
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, một số người ăn quả vải bị ngộ độc với những triệu chứng người nôn nao, nổi mề đay, đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy, khó thở huyết áp hạ...
Do vải có khả năng nhiễm nấm độc Candida tropicalis nên khi ăn tuyệt đối không ăn những quả dập nát, ủng thối. Trước khi ăn nên ngâm qua nước muối để tránh ngộ độc. Bạn cũng có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh… hoặc cũng có thể ăn 20 - 30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương để phòng trừ ngộ độc.
Nếu gặp hiện tượng say vải, nên uống một cốc nước đường để cải thiện sức khỏe, bù đắp lượng đường do insuline trong cơ thể đã tăng lên để hạ nồng độ đường trong máu xuống quá mức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến