Bà bầu ăn măng được không và ăn bao nhiêu để không gây hại cho cả con lẫn mẹ?
Ăn thịt lợn (heo) với những thực phẩm này cực độc, hãy ngừng ngay kẻo nội tạng bị phá hủy: 75% người Việt từng phạm phải / Màng bọc thực phẩm: Bắt ruồi, sạch tủ lạnh, giữ hoa tươi,...
Bà bầu có nên ăn măng là vấn đề mà nhiều chị em mang thai quan tâm vì nhiều người lo ngại rằng việc ăn măng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ.
Mặc dù măng có hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng bà bầu chỉ nên ăn với một lượng rất ít. Trên thực tế, dù ăn với lượng ít nhưng nhiều bà bầu vẫn bị ngộ độc với các biểu hiện như đau đầu, ói mửa nghiêm trọng, nguy hiểm hơn là có thể gây tử vong.
Tuy rằng cho đến nay vẫn chưa có chứng minh nào nói rằng bà bầu ăn măng tươi gây nhiễm độc cho thai nhi nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo mẹ bầu nên hạn chế ăn măng.
Đặc biệt ở 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu ăn măng tươi dễ gây đầy hơi, no lâu, khó chịu. Độc tố xyanide trong măng có thể tác động lên hệ hô hấp gây bất hoạt các enzym sắt, dễ gây thiếu oxy, thiếu sắt khi mang thai.
Ngoài măng tươi thì măng khô, măng chua, măng ngâm ớt mẹ bầu cũng không nên ăn nhiều.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu măng?
Măng tươi tốt nhưng ăn nhiều dễ gây ngộ độc. Bà bầu chỉ nên ăn 2 lần/ tháng, mỗi lần ăn không quá 200 - 300g và không nên ăn thường xuyên.
Khi mua măng về ăn bà bầu cần đặc biệt chú ý phải ngâm muối, rửa sạch nhiều lần. Đối với măng tươi phải luộc ít nhất 3 nước trước khi chế biến.
Măng bỏ luộc vài ba lần nước sẽ giúp loại bỏ bớt đi độc tố xyanide. Mẹ bầu tuyệt đối không được sử dụng nước luộc măng để ăn.
Bà bầu ăn măng có tốt không?
Với lượng ăn vừa phải thì măng vẫn là một thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ. Măng cung cấp những lợi ích tuyệt vời như sau:
Cung cấp chất xơ
Hàm lượng chất xơ trong măng cao hơn rất nhiều so với các loại rau củ khác. Ăn măng giúp giảm thiểu tình trạng thiếu chất xơ, táo bón khi mang thai, giảm nguy cơ ung thư.
Măng có chứa chất chống oxy hóa
Phytosterol có trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, sưng và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.
Măng ít chất béo và đường
Lượng chất béo và đường trong măng gần như không đáng kể. Vì vậy, bà bầu không cần phải lo lắng về 2 chất này, đặc biệt là những bà bầu bị béo phì, tiểu đường.
Cung cấp vitamin và khoáng chất
Măng cũng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt là hàm lượng kali trong măng rất cao. Cứ 100g măng có chứa 533 mg kali. Với hàm lượng kali như vậy có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Ngoài việc cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe thì khi ăn măng phụ nữ mang thai cũng sẽ đối diện với những vấn đề sau:
Nguy cơ gây ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong với các biểu hiện như ói, đau đầu, khó thở, tụt huyết áp.
Bà bầu dễ bị đầy bụng do hàm lượng chất xơ trong măng cao.
Măng có thể gây thiếu máu khi mang thai.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 điều kiêng kị trên bàn thờ ngày Tết rất dễ phạm phải, gia đình nào cũng cần lưu ý
3 con giáp khổ trước sướng sau, càng già càng giàu có, lộc lá rải khắp nhà
Ba con giáp sinh ra đã là người cao thượng, cuộc sống viên mãn, sự nghiệp thăng hoa, tài lộc rủng rỉnh
Loại rau được ví như 'thần dược' ở Việt Nam: Giá 1 kg bằng một bát phở, lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết