Đời sống

Bà mẹ mới sinh tại sao không nên ăn mướp đắng?

Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng mới sinh xong thì mẹ không nên ăn đâu nhé.

Điểm danh 9 loại thực phẩm giúp bạn giảm cân tốt trong mùa Hè / Những thực phẩm này sẽ trở nên độc hại nếu chế biến sai cách

Mẹ mới sinh có nên ăn mướp đắng hay không?

Bà mẹ mới sinh tại sao không nên ăn mướp đắng?

Ảnh minh họa.

Mướp đắng dù có nhiều công dụng với sức khỏe. Tuy nhiên, bà bầu lại cần lưu ý không nên ăn quá sớm sau sinh. Mẹ cho con bú không nên ăn mướp đắng, vì ăn sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Bà đẻ tuyệt đối không nên ăn mướp đắng: Nguyên nhân là gì?

Vậy dưới đây chính là những nguyên nhân bà đẻ không nên sử dụng mướp đắng, bởi vì:

Ăn mướp đắng có thể khiến gây hạ đường huyết và ngộ độc. Mẹ sau sinh ăn mướp đắng có thể gây nên tình trạng đau thắt bụng, nhức đầu…

Ăn mướp đắng là loại quả ít chất béo, ít chất xơ bà đẻ ăn sẽ không tốt cho sự cân bằng dinh dưỡng.

 

Vì trong mướp đắng có tính hàn vì vậy khi ăn có thể khiến mẹ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Trong khi sau sinh bụng mẹ còn yếu. Vì vậy không nên ăn

Một số độc tố ở mướp đắng có thể truyền qua sữa mẹ, trong khi đó hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu vì vậy sẽ không tốt.

Sau sinh nên ăn rau gì?

Đậu bắp

Nếu bạn đã từng nấu đậu bắp, bạn biết rằng đậu bắp có thể tạo ra một chất nhầy nhớt (một số người gọi là chất nhờn) rất tốt để làm đặc súp, món hầm hoặc ăn đậu bắp như món phụ. Chất nhầy được tạo thành từ bã đường được gọi là polysaccharides và protein. Bạn có thể loại bỏ chất nhờn bằng cách ngâm đậu bắp trong giấm 30 phút trước khi nấu, sau đó rửa sạch và thấm khô. Đậu bắp là nguồn cung cấp vitamin A, B, C và E, thiamin, niacin và folate dồi dào. Nó cũng chứa các khoáng chất như canxi, phốt pho, kali, magie, sắt và kẽm để giúp bạn khỏe mạnh khi nuôi dưỡng thai nhi.

 

Măng tây

Măng tây là một nguồn cung cấp chất xơ, vitamin A, C, E, K, crom và folate, các chất này hoạt động tốt với vitamin B12. Các nghiên cứu cho thấy, folate và B12 hoạt động như một chất tăng cường trí não để giúp ngăn ngừa suy giảm nhận thức, điều mà bất kỳ bà mẹ nào mới sinh đều biết là điều cần thiết khi chăm sóc trẻ sơ sinh.

Măng tây cũng chứa tryptophan, một axit amin thiết yếu có thể kích thích prolactin, hormone tạo sữa. Theo các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng, các bà mẹ thường xuyên ăn rau sẽ giúp cho trẻ sơ sinh làm quen với rau thông qua bú sữa mẹ và khi bắt đầu ăn dặm, trẻ có thể thích thú với việc ăn rau hơn.

Cải bó xôi

Cải bó xôi là một nguồn cung cấp canxi, sắt, vitamin K, A và folate dồi dào. Bà mẹ cần lưu ý, không nên ăn cải bó xôi sống do có chứa axit oxalic có thể cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu như canxi và sắt. Nhưng khi được nấu chín, cải bó xôi sẽ giúp bạn hấp thụ hàm lượng vitamin A và E, protein, chất xơ, kẽm, thiamin, canxi, sắt, beta-carotene và lutein.

 

Cải xoăn

Nếu đang thắc mắc ăn rau gì nhiều sữa thì cải xoăn chính là sự lựa chọn tuyệt vời. Cải xoăn giàu vitamin A, B1, B2, B6, C và mangan, chất xơ, canxi, kali, sắt, magie, axit béo omega-3, phốt pho, protein, folate và niacin. Các bà mẹ cho con bú có thể ăn cải xoăn sống hoặc nấu chín hoặc xay thành sinh tố để tận dụng tất cả các chất dinh dưỡng của loại rau này. Canxi và Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe của xương cho cả mẹ và con. Bạn có thể nhận được nhiều canxi bằng cách kết hợp bông cải xanh, cải xoăn và rau cải xanh vào chế độ ăn uống của mình.

Đây được coi là những loại rau tốt, chứa hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao đối với các bà mẹ trong thời gian nuôi con bú. Vì thế, mẹ nên tham khảo và đưa ra cho mình một chế độ ăn uống khoa học để tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm