Ba mẹ ơi, tụi con ly hôn
Sẽ hối tiếc sau ly hôn nếu bạn chưa trả lời được 3 câu hỏi sau / Gia đình lục đục vì hàng xóm khoe hạnh phúc trên Facebook
Lâu nay, khi nhắc đến vấn đề ly hôn, chúng ta luôn nghĩ rằng con cái của một gia đình đổ vỡ là người chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Thế nên người ta thường đặt ra câu hỏi làm sao để những đứa trẻ tiếp cận với thông tin bố mẹ ly hôn một cách nhẹ nhàng nhất. Thực chất, còn một đối tượng dễ sốc mà chúng ta đã bỏ qua, đó chính là cha mẹ hai bên.
Ảnh minh họa. |
Việc hạnh phúc của con cái đổ vỡ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của họ rất lớn, bởi vì dù bạn có khôn lớn trưởng thành thì vẫn là đứa con bé nhỏ của họ, nhìn thấy đứa con của mình lẻ bạn bố mẹ cảm thấy lo lắng không yên. Có rất nhiều người cùng đồng tình rằng, ly hôn thực sự không… đáng sợ bằng đối diện với cha mẹ hai bên. Có lẽ vì vậy, mà nhiều gia đình chọn giải pháp “y như cũ”, hàm ý không muốn gây xáo trộn gì nhiều, không ảnh hưởng đến con, không thông báo cho gia đình hai bên biết.
Từ đó, biết bao câu chuyện dở khóc dở cười xảy ra. Mẹ chồng trách móc con dâu lơ là chăm sóc gia đình chồng. Cha chồng gào thét ngoài đường khi phát hiện con rể “có bồ”. Mọi thứ chỉ khiến người trong cuộc “đứng hình” vì chẳng biết giải thích thế nào cho đúng.
Thông thường, nhiều người chọn cách “bưng bít” thông tin ly hôn vì muốn giữ thể diện cho bố mẹ với bà con họ hàng, làng xóm, bạn bè... Sợ bố mẹ sốc, sợ bố mẹ không chịu đựng nổi... Lấy lý do, các cụ đến tuổi gần đất xa trời luôn lấy sự thành đạt của con, sự yên ấm của gia đình con cháu làm tự hào nên khi con ly hôn, có lẽ chẳng có gì kinh khủng hơn. Còn có nhiều cặp vợ chồng quan niệm, chuyện của mình nên tự giải quyết, không nên làm phiền lòng cha mẹ.
Ảnh minh họa. |
Nhưng họ không thể hình dung rằng, bố mẹ mình đau đớn rất nhiều khi biết thông tin này và cũng như những đứa trẻ, họ cần được chuẩn bị tâm lý.
Nên dành thời gian trò chuyện: trước khi ly hôn để cha mẹ hiểu cuộc hôn nhân đã bắt đầu không làm vợ chồng bạn hạnh phúc, tổ ấm đó đã không còn bình yên, ấm áp mà chỉ còn căng thẳng, ngờ vực thì cha mẹ sẽ hiểu và ít đau lòng hơn và sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.
Giúp bố mẹ hiểu đúng vấn đề: việc chuẩn bị tâm lý cho các cụ như thế nào để họ không hiểu sai vấn đề dẫn đến đổ lỗi cho dâu (rể), công kích dâu (rể) gây ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc của những đứa cháu cũng là vấn đề đáng lưu ý. Hãy tự mình nói về những mâu thuẫn trong gia đình mình với một thái độ trung dung và công bằng nhất, tránh kể xấu, đổ hết tội trạng cho người còn lại.
Thật ra, bố mẹ cũng sống gần cả một đời người, họ cũng hiểu hợp tan, được mất là lẽ thường nên chỉ cần bạn có lộ trình chuẩn bị tâm lý để cho họ không bị sốc và sau ly hôn hãy sống tích cực hơn thì bố mẹ sẽ yên tâm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn