Bắc Kạn: Thu bộn tiền nhờ đem loài cây lạ về trồng trên đồi lổn nhổn đá hộc
Thật không ngờ "gái ế chỏng chơ" như tôi lại được một chàng trai kém 8 tuổi "trồng cây si" và nhất quyết đòi cưới / Sơn La: Trồng rau muống Nhật nơi heo hút, hái mớ nào lái khuân đi mớ đó
Theo chân anh Hoàng Văn Tuấn, PV Danviet.vn có mặt tại khu vực trồng cây sachi của gia đình tại Bản Giềng, xã Dương Quang, TP. Bắc Kạn. Gần 7.000m2 đất đồi lổn nhổn những đá hộc đã được gia đình anh phủ xanh bởi cây sachi.
Anh Tuấn cho biết, thấy nhiều nơi họ trồng được cây sachi nên đã mạnh dạn thử nghiệm. Giống cây sachi khá hiếm, anh phải nhờ người mua tận trong tỉnh Đắk Lắk. Việc chăm sóc vun bón cũng phải gọi điện nhờ trong đó tư vấn vì ở Bắc Kạn, sachi vẫn còn là một loại cây lạ, chưa có người trồng.
Nhờ mạnh dạn thử nghiệm giống cây lạ này mà khu đồi lổn nhổn đá của gia đình anh Tuấn đã cho thu bộn tiền thay vì trồng cây ngô lấy lệ
Theo anh Tuấn, nếu trồng cây sachi mà thấy khó chắc chẳng trồng được cây gì khác vì loại cây này không kén đất và hầu như không có sâu bệnh.
“Cây sachi dễ trồng lắm, nếu không trồng được loại cây này thì chắc cũng chẳng trồng được cây gì khác đâu. Cây sachi chịu được rậm rạp, đất cũng không kén chọn nhiều, sâu bệnh hầu như không có, nhưng hiện nay ít người trồng vì chưa tin vào hiệu quả kinh tế của nó”, anh Tuấn nói.
Với cây sachi, lá già, ngọn, quả đều có có thể bán. Cây trồng một lần cho thu hoạch những 20 năm.
Chị Nguyễn Thị Liên, vợ anh Tuấn chỉ những ngọn sachi kín hoa bảo, được cái giống cây này cho thu hoạch quanh năm. Ngọn xào rau, lá non làm ghém, lá già đun nước uống, quả non cũng xào, quả già bán thẳng hoặc rang lên bán, nói chung tận dụng được hết.
Theo chị Liên, cây sachi trồng một lần có thể cho thu hoạch tời 20 năm, sau 6 tháng trồng, cây đã bắt đầu cho quả. Hiện nay, chị đang bán ngọn non, và quả với giá 100.000/kg, tuy nhiên không đủ để cung cấp cho thị trường TP. Bắc Kạn. Có bao nhiêu người ta đặt lấy hết tới đó, chị Liên hồ hởi.
Ngoài trồng cây sachi, gia đình anh Tuấn, chị Liên cũng trồng xen lẫn các loại cây khác như Atiso, sâm đất, đinh lăng, chè hoa vàng… Hơn 200m2 cây Atiso vừa rồi cũng đã cho gia đình khoản thu nhập 20.000.000đ, còn lại trên vùng đồi này chủ lực vẫn là cây sachi.
“Nắm bắt được nhu cầu về cây giống, gia đình đã ươm cây con. Trung bình cây con chỉ tầm hơn tháng là đã được bán, vừa rồi chúng tôi cũng đã bán đi 1.000 cây con với giá 12.000đ/cây”, chị Liên cho biết thêm.
Thấy mô hình trông cây sachi của gia đình anh Tuấn có kết quả tốt, Công ty TNHH Tiến Khang có địa chỉ tại xã Đông Viên của huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn) đã đặt vấn đề ký bao tiêu sản phẩm đầu ra trong 20 năm."Công ty này đang thực hiện dự án liên kết trồng 1.000ha cây sachi. Cung cấp cho thị trường ở Bắc Kạn còn không đủ, nay đượcbao tiêu sản phẩm, gia đình chúng tôi đang tính mở rộng thêm diện tích”, anh Tuấn cho biết.
Ngoài cây sachi, gia đình anh Tuấn còn trồng xen lẫn thêm nhiều loại cây ăn quả, cây dược liệu khác.
Anh Tuấn ước tính năm nay đồi sachi cho thu hoạch được khoảng 1 tấn quả, gia đình đang tính tự rang, cho vào túi hút chân không, đóng thành phẩm bán ngoài thị trường, khi thành thành phẩm, giá sẽ được cao hơn nhiều.
Việc đầu tư giàn cho cây sachi leo bám khá tốn kém, tuy nhiên nhờ được trồng trên những diện tích lổn nhổ đá hộc, việc làm giàn cho cây leo cũng đã được giải quyết phần nào, cây sachi tại đồi nhà anh Tuấn trồng đa phần đều leo dựa lên những tầng đá. Tuy nhiên theo anh Tuấn, khi có điều kiện vẫn phải làm giàn cho dễ thu hoạch.
Những lúc nghỉ ngơi, anh Tuấn chị Liên lại lặng lẽ ngắm thành quả của mình và tính toán cho việc mở rộng thêm diện tích trồng cây sachi.
Như vậy, chưa kể bán ngọn và lá quanh năm, chỉ riêng 1 tấn quả của gần 700m2/1năm với giá hiện nay mà gia đình anh đang bán cũng đã cho thu nhập 100.000.000đ. Có thể thấy, mô hình trồng cây sachi đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng đất cằn mà trước đây trồng ngô còn khó mọc.
Trao đổi với PV, bà Phạm Thị Sinh, Chủ tịch Hội Nông dân TP. Bắc Kạn cho biết, hiện nay trên địa bàn TP.Bắc Kạn chỉ có duy nhất nhà anh Tuấn trồng thử nghiệm, và thực tế mô hình trồng cây sachi của gia đình này rất tốt, bán được cả cây giống, tuy nhiên chưa có sức lan tỏa rộng.
“Những hộ trồng sachi hiện nay chủ yếuphục vụ gia đình chứ chưa phải mang tính chất làm thương mại, chúng tôi chưa chắc chắn đầu ra nên chưa dám tuyên truyền sâu rộng về mô hình này, hiện nay mới chỉ có chỉ đạo về cây dong riềng, cây nghệ còn cây sachi thì chưa”, bà Sinh cho biết thêm.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, Công ty TNHH Tiến Khang đang thực hiện dự án liên kết trồng cây sachi với diện tích 1.000ha, cam kết ký bao tiêu đầu ra cho sản phẩm trong 20 năm. Đây có thể sẽ là hy vọng cho những người nông dân trên những vùng đất cằn chưa tìm ra hướng đi.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn