Bài thuốc chữa "bách bệnh" từ màng mề gà
13 loại thực phẩm giúp 'quét sạch' mỡ bụng cực hiệu quả, ăn vào không lo ảnh hưởng tới sức khỏe / Loại thực phẩm "đại kỵ" với thanh long, ăn chung kẻo có ngày gặp họa
Công dụng của màng mề gà
Ảnh minh họa.
Màngmề gà (kê nội kim) là lớp màng màu vàng phủ mặt trong của mề gà. Khi mổ gà, lấy mề gà mổ ra, bóc ngay lớp màng bao quanh mề gà, đem rửa sạch rồi phơi. Loại màng tốt có màu vàng nâu, trên mặt có nhiều vết nhăn dọc khi phơi khô chất giòn, dễ vỡ vụn, vết bẻ có cạnh bóng. Khi dùng đem sao với cát cho phồng lên, lấy ra rây bỏ cát là được, bảo quản nơi khô ráo, kín, tránh đè nặng làm vỡ nát.
Công dụng của lớp màng này không chỉ đơn giản là trợ giúp rất tốt cho tiêu hóa. Nó còn là một vị thuốc Đông y cực kì tốt, trong đông y nó được gọi với cái tên rất hay là “kê nội kim”. Theo đó, cha ông ta truyền lại từ bao đời bài thuốc chữa sỏi thận của màng mề gà. Vị thuốc chính trong bài thuốc này là kê nội kim, lớp màng này có khả năng loại bỏ tình trạng tiểu lắt nhắt, tiểu không hết, gan mật có sỏi. Người không mắc bệnh dùng sẽ cường tráng cơ thể, tăng cường tiêu hóa, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh dạ dày, thận tiết niệu.
Những bài thuốc chữa bệnh từ mề gà
Chữa cam tích (bụng đầy, ít ăn), đái rắt, đái buốt: Màng mề gà sao 60g, tán bột, mỗi lần uống 4-6g, ngày 2 lần với nước cơm hoặc nước ấm.
Trẻ tiêu hóa không tốt: Lấy gạo 100g nấu cháo; màng mề gà 15g sao phồng, tán bột cho vào cháo, thêm gia vị (muối hoặc đường). Mỗi ngày ăn 2-3 lần.
Món ăn, bài thuốc dùng cho trẻ biếng ăn: Màng mề gà 6g, thịt lươn 250g.
Cách chế biến: Lươn dùng muối tuốt cho hết nhớt, mổ bỏ hết phủ tạng rửa sạch, thái thành từng khúc. Màng mề gà sao khô tán nhỏ, thêm chút muối và gia vị trộn đều với thịt lươn hấp chín, dùng làm thức ăn cho trẻ trên 3 tuổi.
Ho gà: Màng mề gà 10g (sao vàng thành bột), mật ong 50g, tỏi 10 nhánh (ép lấy nước), mã thầy 500g (ép lấy nước). Cho tất cả vào nước (lượng vừa phải) đun sôi. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 thìa con.
Chữa sỏi đường tiết niệu: Màng mề gà 30g, đảm tinh 10g, sơn tra 30g. Tất cả đem tán nhỏ.
Cách dùng: Mỗi lần uống 3g với nước đun sôi, ngày 2 lần.
Viêm đại tràng mạn tính: Màng mề gà (sao) 10g, bạch truật 10g. Tán bột, trộn đều. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 4 – 6g.
Chữa đau dạ dày: Bột mịn kê nội kim 4g, bột mịn mai mực 4g, bột gạo nếp rang thơm 2g, bột cam thảo đã khử 0,2g. Tất cả trộn thành 1 gói, mỗi ngày uống 2 gói sau bữa ăn.
Trẻ tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng: Màng mề gà 1 cái, hoài sơn (khoai mài) 30g, hai thứ sao vàng tán bột. Gạo nếp 50g nấu cháo. Mỗi lần cho 5g bột nấu cùng cháo, ăn ngày 1-2 lần, ăn liền trong một tuần.
Vậy phải ăn như thế nào?
Màng mề gà mua tại tiệm thuốc đều đã được cắt nhỏ thành miếng, nếu là do nhà tự làm, thì có thể đem nghiền thành bột. Màng mề gà thực ra khó có thể nghiền nát, nó rất cứng, không thể ăn sống mà cần phải nấu cùng thức ăn để ăn với cơm. Lúc nấu cơm, bạn có thể bỏ một chút màng mề gà vào nấu cùng. Ví dụ bỏ vào cháo nấu cho bữa sáng. Hiện có máy xay nên sẽ thuận thuận tiện hơn. Trong lúc xay cháo cho thêm một chút mề gà là được, cần phải chú ý là màng mề gà không tan được trong nước mà nó sẽ chìm xuống đáy, vì vậy khi uống canh hay nấu cháo, cần phải múc từ dưới lên mới có thể thấy nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Mua ổi nên chọn quả sần sùi hay trơn nhẵn? Thêm một điểm này đảm bảo ổi ngon ngọt, không bị chát
Tuần mới (23-29/12): 4 con giáp rước lộc thần tài, kết thúc năm 2024 đầy rạng rỡ
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần
Vì sao khách sạn luôn luôn có 4 gối? Chuyên gia 'vạch trần' sai lầm tai hại khi sử dụng
Phát ngại vì mẹ chồng đi ăn cỗ nhà hàng mà gói phần vào túi nilon, ngày tiễn bà về quê, nhìn chiếc làn rách mà tôi bật khóc