Đời sống

Ban đêm bật điều hòa 29 độ để tiết kiệm điện: Chuyên gia lắc đầu đây mới là cách làm chuẩn

Với mẹo nhỏ khi sử dụng điều hòa dưới đây bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền điện hàng tháng chẳng lo tốn kém.

Ăn tôm ngon đến mấy cũng cần phải biết điều này kẻo gây hại khó lường, rước thêm bệnh tật / Hướng dẫn cách chọn và cách sử dụng dầu ăn tối ưu

Trong những ngày mùa hè nóng bức điều hòa là một thiết bị không thể thiếu trong mỗi gia đình văn phòng làm việc. Tuy nhiên, sử dụng điều hòa như thế nào để vừa tiết kiệm điện năng vừa không hại sức khỏe thì bạn nên lưu ý vấn đề này.

Một số người để điều hòa 28, 29 độ C vào ban đêm cho tiết kiệm điện. Tuy nhiên, việc này không hoàn toàn đúng.

Theo một số khuyến nghị, nhiệt độ điều hòa không khí từ 26 độ C trở lên là mức giúp tiết kiệm năng lượng. Sau đó cứ mỗi giờ lại tăng thêm 1 độ để giảm được từ 7-10% điện năng.

Mỗi người có khả năng cảm nhận nhiệt độ khác nhau. Có người cảm thấy 29 độ C là nóng cũng có người thấy như vậy là lạnh. Vì thế, bạn không nhất thiết phải để điều hòa ở mức 29 độ C mà nên điều chỉnh cho phù hợp với cảm nhận của bản thân, chỉ cần trên 26 độ C là được.

128d1221653t70l1
Ảnh minh họa.

Lưu ý, không nên để nhiệt độ dưới 20 độ C. Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa bên trong và bên ngoài phòng sẽ gây hại cho sức khỏe.

Ngoài ra, khi sử dụng điều hòa, mẹ cũng nên lưu ý một số điều sau để giúp tiết kiệm điện:

Đặt nhiệt độ điều hòa thích hợp

25 đến 29 độ C là khoảng nhiệt độ thích hợp để điều hòa hoạt động ổn định, cơ thể cảm thấy dễ chịu và không chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời tại Việt Nam. Bạn nên đặt điều hòa ở mức mát vừa đủ, không quá lạnh vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và khiến máy tiêu thụ nhiều điện năng hơn.

Chọn điều hòa có công suất phù hợp

 

dieuhoa

Bạn cần tính toán công suất điều hòa phù hợp với diện tích căn phòng để chọn điều hòa có đủ khả năng làm lạnh và tiết kiệm điện năng trong quá trình sử dụng. Công suất quá lớn sẽ gây lãng phí và công suất quá nhỏ sẽ không đảm bảo khả năng làm lạnh. Điều hòa có công suất phù hợp cũng giúp máy hoạt động ổn định và bền bỉ với thời gian hơn.

Chọn vị trí đặt điều hòa

Nếu có thể, bạn hãy lắp dàn lạnh của điều hòa ở vị trí giữa phòng để đảm bảo luồng khí lạnh được phân bổ đều khắp phòng. Bạn hạn chế lắp đặt ở các vị trí dễ gây thất thoát khí lạnh như cửa ra vào, cửa sổ hoặc góc phòng.

Dàn nóng nên được che đậy, đặt ở nơi có bóng râm, tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp. Khoảng cách giữa dàn nóng và dàn lạnh tối thiểu là 3 mét và tối đa là 15 mét để luồng khí gas được luân chuyển thuận lợi.

Vệ sinh bảo dưỡng điều hòa thường xuyên

 

Điều hòa hoạt động lâu ngày sẽ lưu lại nhiều bụi bẩn, các bộ phận cần phải sửa chữa hoặc thay thế. Vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên giúp điều hòa của bạn làm lạnh nhanh chóng, hoạt động ổn định, bền bỉ và tiết kiệm điện.

Không bật tắt điều hòa liên tục

Bạn không nên tắt máy khi cảm thấy đủ độ lạnh và bật lại máy khi thấy nóng lại vì cách này khiến máy phải khởi động lại với công suất lớn và làm lạnh lại từ đầu, khiến máy tiêu thụ nhiều điện năng hơn và dễ giảm tuổi thọ.

Đa số điều hòa sẽ hoạt động với công suất thấp khi phòng đã đạt đến nhiệt độ cài đặt nên bạn không cần quá lo lắng. Nếu thấy quá lạnh, bạn hãy tăng nhiệt độ lên thay vì tắt máy và bật lại từ đầu.

Chọn điều hòa inverter nếu thường xuyên sử dụng điều hòa

 

Điều hòa Inverter sử dụng công nghệ biến tần giúp máy hoạt động ổn định và tiết kiệm điện hiệu quả hơn. Với điều hòa Inverter, khi công suất làm lạnh vừa đủ, máy nén sẽ hoạt động chậm lại, vừa hạn chế lãng phí điện năng vừa giúp nhiệt độ được duy trì ổn định hơn.

Nếu bạn có nhu cầu sử dụng điều hòa nhiều và có điều kiện, hãy chọn mua điều hòa Inverter để tiết kiệm chi phí vận hành về sau.

unnamed

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm