Đời sống

Bạn hay bị mụn ở vị trí nào? Bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách chữa trị chuẩn nhất

Hóa ra mỗi vị trí mọc mụn trên gương mặt lại là một dấu hiệu riêng về sức khỏe và cũng cần có cách chữa trị hoàn toàn khác nhau.

Mẹo hay 'đánh bay' mụn bằng chanh / Bí quyết trị tận gốc mụn đầu đen bằng nguyên liệu có sẵn trong tủ bếp nhà bạn

Mụn trứng cá xưa nay vẫn luôn là kẻ thù số 1 của làn da. Chúng khiến da trở nên sần sùi, kém sắc và còn gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và sức khỏe. Nhưng hóa ra mỗi vị trí mọc mụn trên gương mặt lại cảnh báo những dấu hiệu riêng về sức khỏe và lối sống. Với mỗi vị trí mọc mụn bạn cũng cần có cách điều trị riêng biệt.

Bạn hay bị mụn ở vị trí nào? Bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách chữa trị chuẩn nhất - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

1. Mụn trứng cá trên trán

"Mụn trên trán thường gặp ở những người có làn da dầu" tiến sĩ, bác sĩ da liễu Mara C. Weinstein Velez, M.D tại Trung tâm y tế Đại học Rochester khẳng định. Ngoài ra, bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng: "Nếu để tóc mái bạn sẽ dễ phải đối mặt với nguy cơ nổi mụn trên trán" bởi tóc có thể gây bít tắc lỗ chân lông, dẫn đến kích ứng và nổi mụn. Thêm nữa, những sản phẩm bạn dùng để làm sạch, dưỡng tóc hay tạo kiểu cũng dễ khiến mụn nổi tùm lum ở trán.

Nếu muốn ngăn ngừa mụn tối ưu hơn bác sĩ khuyên bạn nên giữ vệ sinh vùng trán sạch sẽ, hạn chế để tóc mái; đồng thời dùng các sản phẩm chứa thành phần gốc lưu huỳnh được gọi là sodium sulfacetamide vì chúng sẽ giúp loại bỏ dầu thừa và giải phóng lỗ chân lông hiệu quả.

Bạn hay bị mụn ở vị trí nào? Bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách chữa trị chuẩn nhất - Ảnh 2.

2. Mụn trứng cá ở mũi

Triệu chứng ban đầu của mụn trứng cá ở mũi là những nốt mụn đầu đen nhỏ nằm sâu dưới các lỗ chân lông. Theo bác sĩ Weinstein: "Có nhiều tuyến bã nhờn quanh mũi hơn so với các bộ phận khác trên khuôn mặt, đặc biệt là những người có làn da dầu. Tuyến bã nhờn sản sinh quá mức cho phép sẽ khiến bụi bẩn dễ bám vào gây ách tắc lỗ chân lông, tạo nên nhân mụn".

Để điều trị loại mụn này, bạn nên sử dụng các sản phẩm tẩy da chết hóa học nhẹ nhàng (sản phẩm có thành phần như: axit salicylic, axit lactic hoặc axit glycolic) để giúp lấy đi mọi chất bẩn tích tụ sâu bên trong da cũng như làm thông thoáng lỗ chân lông. Ngoài ra, cũng nên hạn chế nặn mụn vì sẽ khiến lỗ chân lông trên mũi giãn nở, tích tụ nhiều dầu hơn khiến vi khuẩn xâm nhập và rất dễ gây ra viêm nhiễm.

 

Bạn hay bị mụn ở vị trí nào? Bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách chữa trị chuẩn nhất - Ảnh 3.

3. Mụn trứng cá ở má

Má là một trong những vị trí mụn trứng cá thường hay xuất hiện. Bác sĩ Weinstein nói: "Mụn trứng cá ở má thường xảy ra do di truyền, hoặc bởi vì lý do đơn giản đó là nơi da bạn có xu hướng phát triển mụn".

Tuy nhiên, sự xuất hiện của những chiếc mụn đáng ghét trên má cũng có thể do thói quen hàng ngày của bạn gây nên. "Về cơ bản, bất cứ thứ gì chạm vào mặt bạn trong một thời gian dài có thể gây ra sự tích tụ dầu, vi khuẩn và tế bào chết, cuối cùng có thể dẫn đến mụn trứng cá" - Bác sĩ Baquerizo Nole giải thích. Vì vậy, bạn nên vệ sinh sạch những vật dụng như điện thoại, gối, ga trải giường và thậm chí cả bàn tay của bạn (nếu bạn giữ hoặc chạm vào mặt trong suốt cả ngày) để hạn chế sự hình thành mụn.

Bạn hay bị mụn ở vị trí nào? Bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách chữa trị chuẩn nhất - Ảnh 4.

4. Mụn trứng cá ở cằm

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mụn bọc ở cằm. Nhưng yếu tố đầu tiên phải kể đến đó là sự thay đổi nội tiết tố ảnh hưởng đến quá trình tiết bã nhờn nhiều dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông gây nổi mụn. Đặc biệt, cằm là vị trí có da dày hơn những chỗ khác, nếu tẩy trang không kỹ thì nơi đây sẽ lưu lại khá nhiều bụi bẩn, vi khuẩn khiến mụn cứ liên tục nổi lên. Thế nên bạn cần lưu ý tẩy trang kĩ những vùng như cằm, miệng và cổ nhiều hơn so với những khu vực khác để đảm bảo da được thông thoáng và sạch sẽ.

 

Bạn hay bị mụn ở vị trí nào? Bác sĩ sẽ chỉ ra nguyên nhân và cách chữa trị chuẩn nhất - Ảnh 5.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm