Bánh đào tiên - Đặc sản mùa xuân xứ Huế
5 món ăn sáng quen thuộc gây tăng cân nhanh nhất, số 3 chị em nào cũng thích / 10 món tráng miệng tuyệt ngon trên thế giới nhất định bạn phải thử
Đào tiên có rất nhiều ý nghĩa, ngoài ý nghĩa cắm lên cây để chưng ngày tết thì đào tiên còn có ý nghĩa sắp lên đĩa mừng thọ cha mẹ. Ngoài ra, đào tiên cắm lá xếp vào quả để làm sính lễ ngày cưới và dịp sinh nhật là để tặng cho bạn bè mỗi người một quả nhỏ.
Đào tiên thật thì khó kiếm nhưng quả đào tiên do chính bàn tay khéo léo, tinh xảo của các bà, các mợ làm thì không hiếm nên bánh đào tiên xứ Huế ngày xuân cũng ngọt thơm và đẹp không khác gì quả đào tiên thật.
Bánh đào tiên
Chiếc bánh nặn theo hình quả đào (miền Nam gọi là trái mận, miền Bắc gọi là quả roi) biểu trưng cho tuổi thọ vĩnh cửu, tình yêu thủy chung và cả tấm lòng của người nặn bánh. Sau này tìm hiểu thêm thì biết rằng chiếc bánh là sản phẩm chân truyền, mang thương hiệu riêng của tộc họ Hoàng ở Huế. Người sáng tạo ra thứ bánh độc đáo này là bà Bích Hồ Hoàng Phủ Dực tức Diệu Ngọc Nguyễn Thị Thanh (1908-1989), cô giáo của Nữ công Học hội, một tổ chức phụ nữ Việt Nam đầu tiên được thành lập năm 1927 tại Huế do bà Đạm Phương làm Hội trưởng.
Để làm nên chiếc bánh độc nhất vô nhị này, bà Thanh lấy nguồn cảm hứng từ những quả đào đỏ (trong số các loại đào thì đào quả đỏ là quý và hiếm nhất) giành để tiến cung trong các lễ tiệc, hội hè… và cũng là những ban thưởng vô giá mà các quan trong triều đem về cho gia tộc thưởng thức.
Còn theo Ý Nhạc thì sau này, món bánh này được con gái bà Thanh là nghệ nhân Hoàng Ngọc Thương (em gái nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và chị gái Hoàng Phủ Ngọc Phan) tiếp thu. Bà Thương cho biết, để làm nên chiếc bánh đào tiên bằng đậu xanh nguyên chất cần phải biết lựa loại đậu xanh mới, ruột vàng để bột đậu dẻo dễ nặng bánh. Đậu xanh nấu chín được cà nhuyễn và xên đường (½ kg bột đậu xanh ngào với ½ kg đường) thành một thứ bột hồ, dùng tay bắt thành hình quả đào với nhân là nho khô, sau đó đem phơi bánh cho khô, nhúng vào rau câu pha màu đỏ sẫm. Khi lớp đông sương nguội bám vào bên quả đào láng bóng, không tài nào phân biệt được với quả đào thật.
Trưng bày ra đĩa, hình ảnh bánh đào tiên rất đẹp
Ngoài nghệ nhân Hoàng Ngọc Thương, nghệ nhân Hoàng Thị Như Huy - cháu gọi bà Thanh bằng bà cô, cũng được dạy làm món bánh này. Mỗi người khéo tay mỗi vẻ và có những sáng tạo riêng, nhưng tựu trung nhờ vậy mà cách làm bánh chưa bị thất truyền.
Nghệ nhân dân gian Hoàng Thị Như Huy là một đầu bếp trứ danh vùng đất Huế, với nhiều giải thưởng ẩm thực của Việt Nam và thế giới. Trên cơ sở chiếc bánh được bà cô mình dạy làm, bà đã thay phẩm hường bằng nước cốt quả dâu tây trồng trên đất Đà Lạt, màu đỏ này làm cho vỏ quả bánh mỏng hơn và có màu hồng nhạt, mang hương thơm dịu nhẹ.
Ngoài các loại bánh trái cây đặc sản như khế, mãng cầu, phật thủ làm bằng bột đậu xanh thì bánh đào tiên biểu trưng cho tuổi thọ vĩnh cửu và tình yêu thủy chung được các bà, các mợ ở Huế làm được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Là một nét văn hóa truyền thống trong văn hóa ẩm thực xứ Huế trong mùa xuân.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 15/11/2024 cho 12 con giáp: Tuổi Tuất đón tin vui, tuổi Tý gặp may mắn trong sự nghiệp
Món ăn này chứa đầy “báu vật”, nhuận phổi, dưỡng dạ dày, lại rẻ, tiếc là nhiều người không biết ăn
Bi kịch gia đình: Chồng vào bếp, vợ đi làm, mẹ chồng bỗng chốc nổi giận – Không khí gia đình căng thẳng vì một câu nói trẻ con
Ngay từ khi bước chân vào nhà bạn trai, tôi đã thấy cánh cửa tương lai đang khép dần lại bởi một câu nói tưởng chừng vô tình nhưng lại sắc bén như dao cạo của mẹ anh
Mẹo đuổi chuột không dám bén mảng vào nhà nhờ các loại gia vị trong nhà bếp
Trong phiên toà căng thẳng phân chia tài sản, khi chồng cũ của tôi đang lớn tiếng đòi chia phần mình, bỗng mẹ chồng bước vào, tay chống gậy, dáng người gầy gò nhưng ánh mắt cương quyết