Đời sống

Bánh Tài Lồng Ệp – Đặc sản nổi tiếng của Hạ Long

Đối với những ai đã có dịp tham quan thành phố Hạ Long xinh đẹp và khám phá ẩm thực Hạ Long, ắt hẳn đã nghe nói đến món đặc sản độc đáo tại đây – bánh tài lồng ệp (hay còn gọi là bánh tài lộc).

Chỉ cần bước sang đầu năm sau, 3 con giáp này từ trắng tay cũng trở nên giàu có, phú quý song toàn, cả đời chẳng lo nghèo khổ / Màn cầu hôn độc lạ... khiến cô dâu vừa "đau tim" vừa hạnh phúc

Đối với những ai đã có dịp tham quan thành phố Hạ Long xinh đẹp và khám pháẩm thực Hạ Long, ắt hẳn đã nghe nói đến món đặc sản độc đáo tại đây – bánh tài lồng ệp (hay còn gọi là bánh tài lộc). Món bánh dân dã, chân chất như chính người dân nơi đây đã gây ấn tượng không chỉ cái tên mà còn cả hương vị hấp dẫn, chiếm trọn trái tim không ít du khách có dịp nếm thử.

Được thiên nhiêu ưu đãi cho nhiều thắng cảnh tươi đẹp như kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, những hòn đảo mang vẻ hoang sơ quyến rũ như Cô Tô, Quan Lạn... Quảng Ninh là một điểm đến lý tưởng đối với du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên nếu du khách chỉ đến để tham quan cảnh đẹp mà quên đi thưởng thức những nét văn hóa ẩm thực độc đáo của vùng đất này thì thật đáng tiếc. Một trong số các món ăn vừa gây ấn tượng ngay từ cái tên vừa có hương vị hấp dẫn là bánh tài lồng ệp.

Bánh tài lồng ệp có thể gọi bằng nhiều tên khác nhau như "tày nồng ệp", "tài nồng ệp", "bánh tổ", "bánh cấu" hay "xì lồng cấu", cũng có người gọi rất hay là bánh tài lộc. Đây là một món ăn được xem như đặc sản của người Sán Dìu ở Quảng Ninh. Dân tộc Sán Dìu sinh sống chủ yếu ở thành phố Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn... và rải rác một số tỉnh miền núi phía Bắc. Bánh tài lồng ệp cũng như các món ăn khác của người Sán Dìu, chúng được yêu thích cũng vì rất dân dã, dễ ăn và ngon miệng.

Nhìn bề ngoài có vẻ đơn giản nhưng cách thức làm món bánh có cái tên lạ tai này lại khá cầu kỳ và phải qua nhiều công đoạn. Trước đây người ta thường làm bánh bằng cách đong đếm 7 phần nếp 3 phần tẻ nữa, thay vào đó họ dùng bột nếp cùng đường phèn hoặc mật mía. Cứ một kg bột là dùng nửa kg đường, cạo mỏng, đường nấu chảy với một ít nước gừng giã dập rồi nhào bột với nước đường gừng vừa nấu.

Công đoạn nhào khá mất thời gian, người làm bánh phải nhào đến khi thấy bột dẻo quánh không còn dính tay mới thôi. Sau đó dàn bánh lên lớp lá chuối, rắc lạc, vừng rang lên mặt bánh và thêm một lớp lá chuối khác, cuối cùng là cho bánh vào hấp. Bánh hấp tốn từ 6 tiếng đến 8 tiếng với bánh mỏng, và khoảng 12 tiếng với bánh dày. Chỉ cần xiên thử đũa qua bột bánh để thử, nếu bột dính vào đũa là chưa chín. Khi thành phẩm đã được đem ra khỏi nồi hơi nước, trong làn khói là thoang thoảng mùi hương vừa thơm vừa ngọt của gừng và đường phèn. Bánh tài lồng ệp có màu vàng nâu, trên mặt là lớp vừng lạc được rắc đều đặn trông rất ngon mắt.

Bánh tài lồng ệp hiện nay được bán rải rác ở nhiều nơi ở Quảng Ninh, nhưng địa điểm phải kể đến các hàng quán dọc con đường đi lên đền thờ Trần Quốc Nghiễn (hay đền Cửa Ông) thành phố Cẩm Phả. Trong đời sống người Quảng Ninh và đặc biệt là Sán Dìu, món bánh thơm dẻo này không chỉ là một thức quà ăn vặt, ăn chơi mà còn là thứ bánh để cúng những dịp lễ tết. Sau ngày lễ, ngán ngẩm với đủ các thể loại món ăn, người ta mới thèm miếng bánh tài lồng ệp mà hạ bánh trên bàn thờ xuống cắt ra thành miếng đem nướng hoặc rán. Khách đến nhà thăm hỏi, bánh tài lồng ệp còn đóng vai trò như thức quà vừa sang vừa nhã khi đưa đẩy được câu chuyện cùng với việc nhâm nhi cốc chè xanh.

Theo tuhaoviet.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm