Đời sống

Bắt đầu đi làm cần IQ hay EQ

Đây là bài toán mà mỗi sinh viên mới ra trường sẽ có một đáp số, một góc nhìn khác nhau.

6 loại trái cây "gọi" sữa về "ào ạt", con bú thun thút no nê / Hoa chuối: Thần dược cho sức khỏe mà ai cũng thờ ơ

IQ (viết tắt của Intelligence Quotient, hay còn gọi là chỉ số thông minh) giúp đo lường khả năng của con người trong các lĩnh vực như suy luận logic, hiểu từ ngữ và kỹ năng toán học.

EQ là viết tắt từ tiếng Anh Emotional Quotient, nghĩa là trí thông minh cảm xúc (có tài liệu ghi là thương số cảm xúc). EQ không phải là một năng lực bẩm sinh mà phát triển dựa trên trải nghiệm và rèn luyện mà có được.

Hiểu về EQ trong việc duy trì các mối quan hệ là mấu chốt mang đến hạnh phúc, không chỉ với bạn bè, đồng nghiệp mà còn với gia đình, tình yêu.

Sinh vien ra truong anh 1

Hiểu về EQ trong việc duy trì các mối quan hệ là mấu chốt mang đến hạnh phúc, không chỉ với bạn bè, đồng nghiệp mà còn với gia đình, tình yêu.


IQ và EQ dùng để làm gì?

Theo BS. Đỗ Hồng Ngọc, người IQ cao thì dễ thành công trong học tập, dễ trở thành nhà bác học, nhà khoa học. Chỉ số IQ càng cao, chúng ta sẽ giải quyết các vấn đề, thực hiện các tính toán hoặc xử lý thông tin càng tốt.

Vậy nên, người có IQ rất phù hợp làm những công việc yêu cầu cao về chuyên môn, mang tính độc lập như: nhà khoa học, kĩ sư, giáo sư,... Những ngành nghề đặc thù như trên gần như không cần đến EQ, mà rất cần đến một chỉ số thông minh cao để đạt được những thành tựu về công việc cũng như giảng dạy.

Còn người có EQ cao thì lại phù hợp hơn với những công việc và môi trường mang tính tập thể. Họ phù hợp làm lãnh đạo, quản lý để kết nối con người với nhau. Họ biết lắng nghe, tôn trọng, chia sẻ với người khác. Biết thu phục khiến người khác tâm phục khẩu phục.

Sinh vien ra truong anh 2

Để có chỗ đứng trong sự nghiệp, cần IQ hay EQ?

Người có EQ cao cũng xử lý mọi việc theo hướng mềm dẻo và khôn khéo. Nếu có tranh cãi, họ sẽ điều khiển nó theo hướng ôn hòa, văn minh, không đẩy cảm xúc của hai bên lên cao trào.

 

Họ biết tiết chế cảm xúc giận dữ, khó chịu để đối thoại trở về trạng thái bình tĩnh, sáng suốt, cũng như xoa dịu khi tình huống dần căng thẳng, tránh “giận quá mất khôn”. Bởi thế, công việc được xử lý nhanh gọn, linh hoạt và họ cũng dễ được lòng đồng nghiệp. Vì thế mà họ rất dễ thăng tiến và trở thành lãnh đạo.

Để có chỗ đứng trong sự nghiệp, cần IQ hay EQ?

Để có chỗ đứng trong sự nghiệp, thì tuỳ ngành nghề mà chúng ta làm, mà sẽ cần nhiều đến IQ hay EQ để phát triển.

Nếu bạn là một kĩ sư vật lý, thì bạn sẽ cần miệt mài ngày đêm trau dồi nghiên cứu để có được những thành tựu về nghiên cứu. Bạn không cần phải kết nối con người, quản lý hay lãnh đạo để tạo ra kết quả. Những con số sẽ phản ánh rõ nét nhất năng lực của bạn đến đâu, và từ đó bạn hoàn toàn có thể thăng tiến và hoàn thành tốt công việc dựa theo năng lực IQ của bạn.

Nhưng nếu bạn là một nhân viên kinh doanh, thì ngoài trí thông minh, thì chỉ số EQ chính là yếu tố then chốt giúp bạn tạo nên thành tích trong công việc. Để chốt thành công một deal hàng, thì bên cạnh trí thông minh còn cần sự tổng hoà của kĩ năng giao tiếp, xử lý tình huống, xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng.

Sinh vien ra truong anh 3
Thành công là sự dung hoà, nỗ lực và kết hợp của rất nhiều yếu tố.

Hay nếu bạn là quản lý hay là chủ một doanh nghiệp. Bạn không nhất thiết phải là người giỏi chuyên môn nhất, nhưng bạn phải là người biết quản lý, giám sát, đánh giá, quản trị và tối ưu nguồn nhân lực.

 

Bạn cần phải biết đối nhân xử thế, khéo léo trong giao tiếp và xử lý vấn đề. Đó là những câu chuyện mà cho dù có chỉ số IQ cao đến đâu, bạn cũng không thể giải quyết được. Nhưng những người có EQ cao lại rất dễ để làm tốt những việc này. Bởi thế, để trở thành lãnh đạo thì yếu tố tiên quyết bạn cần phải có chính là có một chỉ số EQ tốt.

Ở thời đại hiện nay, người có chỉ số EQ được đánh giá là sẽ dễ thành công hơn người có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, chỉ có EQ thôi là chưa đủ. Thành công là sự dung hoà, nỗ lực và kết hợp của rất nhiều yếu tố.

Bạn không thể hoàn toàn chỉ giỏi kĩ năng mềm mà không có kiến thức chuyên môn. Bởi nếu vậy, bạn không thể đánh giá được tiến độ và hiệu quả công việc. Và bạn cũng không được thực sự được sếp và các đồng nghiệp khác thực sự coi trọng.

Bởi thế mà bạn vừa cần phải không ngừng trau dồi cho mình kĩ năng chuyên môn (IQ) và trau dồi cho mình trí thông minh cảm xúc (EQ). Khi làm tốt cả hai thứ này, tự khắc bạn sẽ tiến rất xa và rất nhanh và gây dựng được cho mình một sự nghiệp tốt.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm