Đời sống

Bất ngờ với những thực phẩm không nên để trong tủ lạnh nếu không muốn “rước” bệnh vô người

DNVN – Tủ lạnh được hiểu như một kho lưu trữ đông mini, chúng ta thường có suy nghĩ tất cả các loại thực phẩm đều có thể cất giữ trong tủ lạnh. Nhưng điều đó không hoàn toàn là đúng, dưới đây là 8 loại thực phẩm không nên để trong tủ lạnh nếu không muốn “rước” bệnh vào người.

Tiết lộ 3 vị trí nốt ruồi đại phú trên gương mặt người đàn ông, phụ nữ lấy được cả đời sung sướng / Chú rể mồ côi đến đón dâu một mình, nhưng vừa đến cổng đã thấy bố vợ đứng chờ mình và làm điều này

Chúng ta thường có suy nghĩ rằng tủ lạnh là một công cụ dùng để bảo quản thực phẩm ở một thời gian khá lâu. Với hầu hết các loại thực phẩm như sữa, thịt, bơ… thì đó là điều hoàn toàn đúng. Tủ lạnh được coi là kho đông thu nhỏ trong ngành thực phẩm ăn uống hiện đại, nó mang lại cho ngành này rất nhiều lợi ích.

Nhưng không phải loại thực phẩm nào cũng có thể dùng kho đông thu nhỏ ấy để bảo quản được. Nếu ta cố tình làm trái đi thì những loại thực phẩm ấy sẽ mất đi độ tươi ngon vốn có, sẽ làm giảm hương vị hoặc có thể làm biến đổi chất.

Dưới đây là 17 loại thực phẩm không nên để vào tủ lạnh

1. Khoai tây:

Môi trường bảo quản khoai tây tốt nhất là nơi mát mẻ, không quá nhiều ánh sáng nhưng trong tủ lạnh nhiệt độ lại quá thấp. Hơi lạnh trong tủ lạnh sẽ phá vỡ tinh bột trong khoai tây, làm cho khoai tây trở nên khô cứng hơn và khi ăn sẽ không cảm nhận được vị mềm mịn của tinh bột.

Khi để khoai tây quá lâu trong tủ lạnh, các tinh bột sẽ chuyển đổi chất thành đường, sẽ ảnh hưởng nhiều đến hương vị ban đầu của khoai.

2. Hành tây, hành tím:

Ảnh minh họa.

Chúng sẽ bị mốc và mủn ra khi để trong tủ lạnh. Nơi để hành thích hợp nhất là chỗ khô ráo, thoáng mát và không bị ánh nắng trực tiếp. Tuy nhiên nếu đã cắt hành ra rồi và sử dụng chưa hết nhưng bạn lại không lỡ bỏ chúng đi thì bạn hãy bỏ số hành đã cắt vào một túi hoặc dụng cụ đựng có nắp và bỏ chúng vào tủ lạnh. Khi đó hành sẽ giữ được độ giòn và không ám mùi sang các thực phẩm khác.

3. Tỏi:

Tỏi có mùi thơm và vị cay nồng đặc trưng, vậy nên nếu để nơi nhiệt độ quá thấp sẽ khiến chúng bị biến đổi hương vị. Hãy bảo quản tỏi ở nơi thoáng mát.

4. Dưa gang, dưa hấu,…

 

Một số nghiên cứu cho thấy nếu dưa bảo quản ở trong tủ lạnh sẽ làm giảm hàm lượng chất chống oxy hóa và cac chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Do đó, bạn nên ăn dưa luôn khi đã bổ ra hoặc nếu muốn ăn lạnh có thể để vào tủ lạnh từ 10 đến 15 phút.

5. Mật ong:

Nếu mật ong được đặt ở nơi có nhiệt độ quá thấp sẽ khiến cho chúng bị kết tinh và đặc quánh lại vậy nên sẽ rất khó sử dụng và không đạt giá trị dinh dưỡng cao.

 

Trong mật ong đã có chất kháng khuẩn vậy nên bạn có thể yên tâm bảo quản mật ong ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời.

Nếu mật ong đã bị kết tinh đông đặc lại, bạn có thể dùng nước ấm để hòa tan nó.

6. Bánh mì:

Bánh mì rất dễ bị hỏng, khô cứng và lên nấm mốc nếu được bảo quản ở nhiệt độ thấp và xung quanh có quá nhiều các loại thực phẩm khác nhau.

Nên bảo quán bánh mì ở nhiệt độ phòng, nhưng riêng bánh mì sandwich thì bạn nên lưu trữ tring tủ lạnh và nhớ cột kín miệng bịch trước khi lưu trữ nó.

 

7. Hạt:


Các loại hạt khi cấp lạnh sẽ kéo dài được thời gian sử dụng của chúng bởi không gian lạnh sẽ ngăn ngừa tình trạng bị ôi dầu. Nhưng ngược lại chúng rất dễ hấp thu và thấm mùi của những thực phẩm khác và cấp lạnh cũng sẽ khiến chúng bị ỉu đi, không còn độ giòn như ban đầu.

Hãy bảo quản hạt khô ở môi trường khô ráo, trong hộp kín hoặc túi nilong. Nếu hạt khô đã được cấp lạnh, bạn có thể rang chúng trên chảo khô trước khi sử dụng.

8. Cà phê:

 

Cách tốt nhất để bảo quản hạt cà phê là cất trong hộp kín ở nhiệt độ phòng. Nếu để trong tủ lạnh, cà phê sẽ mất hương bị và thậm chí tích tụ hơi nước, làm hỏng cà phê.

Huệ Phương (Theo SicenceAlert)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm