Bệnh nguy hiểm hơn cả ung thư bởi thói quen khi ăn cơm đa số người Việt mắc phải
8 tác dụng tuyệt vời với sức khỏe của trái ổi / Những công dụng không tưởng của nhãn với sức khỏe
Ăn cơm sau khi ăn thức ăn
Việc ăn riêng biệt giữa cơm và thức ăn ở các hộ gia đình hiện nay không phải là hiếm. Tuy nhiên, ăn như thế sẽ ảnh hưởng gì đến sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Chia sẻ với PV báo Ngày Nay, BS Nguyễn Liên nguyên khoa dinh dưỡng Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc ăn trước sau đó ăn cơm là hoàn toàn không nên bởi việc ăn thức ăn trước , đặc biệt là thức ăn có chứa nhiều đạm trước sau đó mới ăn ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe cũng như việc ăn uống lâu dài.
Thói quen ăn uống như vậy là mầm mống hình thành các bệnh mãn tính sau này, đặc biệt là bệnh gout. Bởi, khi thức ăn vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa các chất đạm thành axit uric (tác nhân gây bệnh gout), chất này sẽ không chuyển hóa ra ngoài mà nó sẽ bám vào các khớp và tích tụ dần dần.
Ngoài ra, việc ăn thức ăn trước sẽ gây ra hậu quả là trẻ chán cơm, từ đó không có đủ chất tinh bột. Vì thế không ăn riêng biệt cơm với thức ăn, dù là cho ăn cơm trước hay thức ăn trước cũng không nên, mà phải ăn cùng nhau trong một khẩu phần bữa ăn.
Ăn canh quá nhanh
Điều này làm cho việc thưởng thức trọn vẹn vị ngon của món canh bị ảnh hưởng và đến khi cảm thấy no nghĩa là cơi thể đã nạp vào lượng canh quá mức cần thiết.Lúc đó, bụng đã no căng chẳng thể nào ăn thêm đc nữa, ảnh hưởng đến cân nặng. Mọi người nên ăn canh từ từ để tận hưởng hết hương vị của món ăn cũng là để cơ thể có thời gian tiêu hóa và hấp thụ.
Sai lầm trong ăn uống là việc ăn canh quá nhanh
Ăn canh quá nóng
Mùa đông trời rét, nhiều người thích thú khi được ăn cơm có bát canh nóng hổi bên cạnh. Tuy nhiên việc ăn canh quá nóng lại không hề tốt cho cơ thể. Bởi vòm họng, thực quản và niêm mạc dạ dày chỉ chịu được độ nóng khoảng 50 - 60 độ C. Vượt quá ngưỡng này, vòm họng sẽ bị tổn thương, gây nhiệt miệng, nóng dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Các nhà khoa học khuyên rằng nên ăn canh ở nhiệt độ vừa ấm, giúp cho cơ thể và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Ăn canh quá nóng là sai lầm trong ăn uống ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Hầm canh quá lâu
Một cuộc thí nghiệm cho thấy, nếu mọi người ninh các thực phẩm giàu protein như cá, thịt gà, thịt bò trong 6 tiếng đồng hồ, dù món canh trông rất ngon nhưng hàm lượng protein chỉ còn 6-15%, 85% còn lại được lưu giữ trong cặn canh. Điều đó có nghĩa là, dù hầm canh trong thời gian dài thì dinh dưỡng của thịt cũng không hoàn toàn được tiết ra nước canh. Vì vậy tốt nhất nên sử dụng lượng thịt thích hợp sau khi ăn canh.
Hầm canh quá lâu là sai lầm trong ăn uống ảnh hưởng đến lượng protein trong món ăn
Hâm lại canh để ăn
Do quá bận rộn hoặc lười, một số bà mẹ hoặc một số người đã phải làm cách này có thể vì ngại làm rau hay vì lỡ nấu nhiều. Khi hâm lại, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn.Ăn cơm chan canh. Khi nhai thức ăn, nước bọt không ngừng được tiết ra để làm ẩm thức ăn giúp việc nhai thức ăn diễn ra nhanh hơn, enzyme trong nước bọt cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn rất có lợi cho sức khỏe.
Sai lầm trong ăn uống là khi hâm lại canh để ăn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa
Ăn cơm chan canh
Thói quen ăn cơm chan canh rất phổ biến trong bữa cơm người Việt. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo đây là thói quen xấu.
Trí Thức Trẻ đưa tin, theo các chuyên gia dinh dưỡng trong bữa cơm cần hạn chế dùng các loại nước canh hay nước lọc, nước ngọt. Bởi khi ăn cơm dù uống bất kỳ loại nước nào cũng đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng vì nó làm tăng kích thích của dạ dày. Khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày sẽ khiến cho quá trình tiêu hóa chậm lại.
ThS.BS Nguyễn Bạch Đằng, bộ môn Tiêu hóa, Học viện Quân y, cũng chia sẻ chan nước canh khiến trẻ ăn nhanh, no ảo, dẫn tới thiếu chất. Về lâu dài, thói quen này sẽ tạo thành phản xạ lười nhai, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển cơ hàm ở trẻ.
Khi dùng bữa phải đảm bảo nguyên tắc ăn từ từ, nhai kĩ để cảm nhận hết vị của món ăn, vừa tạo điều kiện cho các cơ quan phối hoạt động nhịp nhàng. Đặc biệt, trẻ nhỏ, cần sớm tạo lập thói quen ăn uống khoa học.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng cho rằng không nên sử dụng đồ uống có ga trong bữa cơm, do lượng carbon dioxide dễ làm tăng áp lực, dẫn tới giãn dạ dày cấp.
Việc ăn cơm chan canh, khiến cho thức ăn được nuốt nhanh hơn sẽ không được hấp thụ nước bọt đã tiêu hóa xuống dạ dày từ đó làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Khi thức ăn chưa được nghiền nát đang ở dạng cứng trước khi vào dạ dày dẫn tới tổn thương niêm mạc dạ dày, dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dễ đau hơn lâu dài sinh ra bệnh đau dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày.
Không nhai kỹ khi ăn cơm
Do vội vã nên nhiều người thường không nhai kỹ khi ăn. Báo Người đưa tin cho hay, theo các chuyên gia y tế, thói quen này không tốt cho dạ dày. Khi ăn cơm nhanh, bạn nhai không kỹ sẽ làm cơm không được nghiền nát, gây tăng gánh nặng cho dạ dày. Ngoài ra, miệng là nơi tiết ra nước bọt chứa các enzym tiêu hóa để phân giải tinh bột từ cơm thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza.
Bởi miệng là nơi tiết ra nhiều nước bọt, nước bọt có chứa các enzym tiêu hóa để phân giải tinh bột từ cơm thành đường gluco đơn để nó biến thành glucoza. Nếu chúng ta nhận tinh bột từ đường đơn nó được giải quyết ở cuống họng nhờ nước bọt phân hủy và được nuốt xuống mà không cần nhai. Các men tiêu hóa không thể thẩm thấu vào ngũ cốc và làm nó khó có thể chuyển thành glucoza điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như dạ dày.
Việc nhai kỹ cơm của chúng ta có một tác dụng tích cực lên toàn bộ quá trình tiêu hóa vì các hoạt động trong miệng và cổ họng tương ứng với hoạt động của dạ dày ruột và tất cả các bộ phận khác của cơ quan tiêu hóa. Mật tiết ra nhiều dịch hơn, gan cũng tạo ra nhiều dịch hơn cho tá tràng.
Ăn cơm nguội
Nhiều gia đình có thói quen tận dụng cơm nguội lại để ăn song đây là một trong những thói quen tai hại ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và cả gia đình. Kể cả khi cơm nguội không có dấu hiệu biến chất như bị chua, thiu đã được rang nóng hoặc hâm nóng lại đi nữa thì vẫn có thể gây nên ngộ độc thực phẩm. Với những triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, nôn và mệt mỏi.
Vì vậy nên theo khuyến cáo của các chuyên gia thì bạn nên ăn cơm đúng cách không nên tiết kiệm cơm hoặc chỉ nấu cơm đủ trong bữa, chỉ nên ăn cơm nóng hoặc cơm mới để nguội. Nếu những bữa cơm ăn không hết thì phải bảo quản ở tủ lạnh nhưng chỉ sử dụng không quá 24h, tuyệt đối không ăn cơm có những dấu hiệu bất thường nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn và gia đình.
Vừa ăn vừa dùng điện thoại
Smartphone đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hiện đại ngày nay.Nhiều người trong chúng ta đã hình thành nên thói quen vừa ăn vừa sử dụng điện thoại để lên mạng, lướt facebook mà ít để ý đến những tác hại khôn lường của nó.
Nghiên cứu chỉ ra rằng khi ăn cơm dùng điện thoại, trước tiên sẽ làm phân tán khả năng chú ý, ảnh hưởng đến sự ngon miệng; tiếp theo là ảnh hưởng đến sự tiết axit dạ dày và tiết enzyme, khiến cho thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn. Thói quen này không chỉ làm ảnh hưởng đên dạ dày mà thậm chí còn làm rối loạn hệ thống tiêu hóa nữa.
Vừa ăn vừa uống nước
Chúng ta thường có thói quen trong bữa ăn uống nước lọc hoặc nước hoa quả. Theo các chuyên gia dinh dưỡng đây là thói quen cực kì có hại.Nghiên cứu cho thấy, khi có quá nhiều chất lỏng và thức ăn trong dạ dày, quá trình tiêu hóa sẽ chậm lại.Chính vì thế cho dù uống bất kì loại nước nào khi ăn đều làm cho quy trình tiêu hóa bị ảnh hưởng, vì nó làm tăng kích thích của dạ dày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn