Đời sống

Bị sa thải trước Tết: Người trẻ giảm nửa chi tiêu so với Tết năm ngoái, “đau đầu" nghĩ cách đối phó với câu hỏi thất nghiệp của họ hàng

Tiêu bao nhiêu cho dịp Tết Nguyên đán là những điều mà nhiều dân văn phòng đang băn khoăn khi cuối năm đang cận kề.

'Ná thở' trước thân hình của hot girl 'Tuyệt tình cốc' / 5 bí quyết của ông bố Việt giúp 2 con đỗ Thạc sĩ Harvard: Không biến trẻ thành "gà công nghiệp", trước 18 tuổi nhất định phải làm điều này

Dù còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán nhưng nhiều người trẻ đã bắt đầu lo tính đến các khoản chi phí cuối năm. Dưới tình hình kinh tế còn khó khăn và làn sóng sa thải ở nhiều doanh nghiệp, liệu chi tiêu của họ có gì thay đổi so với mùa Tết năm ngoái?

Chi hơn 20 triệu đồng cho mùa Tết năm ngoái

Thời điểm cuối năm cũng là lúc nhiều dân văn phòng chi tiêu mạnh tay cho những nhu cầu mua sắm Tết Nguyên đán. Việc họ dành đến 1 tháng lương để ăn mừng vài ngày Tết cũng không phải chuyện hiếm.

Thu Hà (SN 2000) làm việc trong lĩnh vực truyền thông tại TP.HCM. Cô cho hay đã chi hơn 20 triệu cho mua sắm trong dịp Tết nguyên đán của năm ngoái.

Thu Hà chia sẻ: “Mình dành 1 triệu đồng để mua vé di chuyển từ Hà Nội về quê, 3 triệu đồng sắm quần áo, 3 triệu đồng mua quà biếu bố mẹ và cậu mợ. Ngoài ra, mình dành 2 triệu đồng để tặng em gái, 2 triệu đồng cho khoản lì xì, 4-5 triệu cho khoản ăn chơi trong Tết như đi ăn uống, cafe với bạn bè, 2 triệu đồng đưa bố mua đào quất. Còn lại là số tiền mình dành cho đi chơi thầy cô và tiêu xài linh tinh".

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Một trường khác, Mai Hạnh (SN 2000, nhân viên văn phòng) cũng chi đến 22 triệu đồng để về quê ăn Tết trong năm ngoái, tương đương 1 tháng lương. Bấy giờ thời điểm trước Tết, tổng tiền thưởng tháng thứ 13 và tiền lương là hơn 40 triệu đồng nên Mai Hạnh không gặp quá nhiều khó khăn về tài chính.

Mai Hạnh nhớ lại các khoản chi tiêu cho Tết: “Mình mua cặp vé máy bay khứ hồi để về quê hết 6 triệu đồng. Sau đó, mình dành 5 triệu đồng biếu bố mẹ mua sắm đồ đạc, 8 triệu đồng tiền lì xì cho người thân trong nhà, 3 triệu đồng tiền lặt vặt như đi chơi thầy cô, sắm quần áo mới, đi chơi phố phường Hà Nội, mừng tuổi các cháu… Bên cạnh đó, mình còn dành 1,5 triệu đồng đi chơi với bạn bè ở Hà Nội sau 1 năm chuyển vào TP.HCM làm việc".

Làn sóng sa thải có ảnh hưởng gì đến chi tiêu Tết của người trẻ?

Cả Thu Hà và Mai Hạnh đều nhận thấy ảnh hưởng của làn sóng sa thải nhân sự và tình hình kinh tế khó khăn của năm nay. Xung quanh họ đều có những người quen bị mất việc làm và phải cân đo đong đếm khi những ngày lễ cuối năm sắp đến.

Bản thân Mai Hạnh là một trong những “nạn nhân" của làn sóng sa thải năm nay. Hiện cô nàng đang dành thời gian thất nghiệp để làm công việc tự do và bồi dưỡng kiến thức cho bản thân. Dù vẫn sống tốt sau khi rời công ty cũ vì có nguồn thu nhập thụ động và khoản tiết kiệm lớn, thế nhưng Mai Hạnh cho biết sẽ phải cắt giảm nhiều khoản chi tiêu trong mùa Tết nguyên đán năm nay.

 

“Mình không thể chi tiêu thoáng tay như năm ngoài vì giờ nguồn thu nhập chưa ổn định và không có lương tháng 13. Dự tính là số tiền mình chi cho Tết năm nay sẽ giảm một nửa. Từ thời điểm rời công ty cũ, mình cũng đã trao đổi chuyện thất nghiệp để bố mẹ hiểu tình hình tài chính của con cái.

Hiện bố mẹ mình vẫn đang đi làm và chưa yêu cầu con cái phải phụ giúp tiền Tết. ‘Con cái có bao nhiêu thì đưa bấy nhiêu’ là nguyên tắc của bố mẹ mình. Trong đợt Tết này, mình sẽ cắt giảm một số khoản chi tiêu cho cá nhân như ăn uống và mua sắm quần áo. Tuy nhiên, vẫn có nhiều khoản mình giữ lại như biếu bố mẹ sắm Tết, lì xì người thân, mua đồ đạc như đồ trang trí nhà, đào quất…”, Mai Hạnh chia sẻ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Một nguyên nhân khiến thất nghiệp trước Tết trở thành thực trạng mà nhiều người trẻ không mong muốn là vì ngại trả lời muôn vàn câu hỏi từ người thân “hỏi thăm" tình trạng của năm cũ. Còn về phía Mai Hạnh, cô nàng cũng có ít nhiều e ngại song sẽ không để chúng ảnh hưởng đến tinh thần ăn Tết.

“Với mình, Tết là dịp đoàn viên và không nên để tiêu cực bao quanh cá nhân. Chuyện đối đáp với họ hàng là một trong số đó. Mình đã tính trước nếu họ hàng hỏi về vụ thất nghiệp, mình sẽ nói đây là thời gian dành quãng nghỉ cho cá nhân.

Thực tế là trước khi bị cuốn vào làn sóng sa thải, mình từng làm việc rất nhiều và không có thời gian dành cho bản thân, gia đình. Mình cũng có nền tảng tài chính đủ vững để khi không có công việc văn phòng ổn định thì vẫn có thể lo tốt cho bản thân, mà không cần xin tiền từ bố mẹ.

 

Với những người trẻ cũng đang trong tình cảnh thất nghiệp, mình khuyên bạn không nên để ý lời của họ hàng hỏi thăm chuyện cá nhân. Ai nói lời tốt đẹp thì mình nghe, nói quá đáng thì mình sang chỗ khác”, Mai Hạnh bày tỏ.

Còn về phía Thu Hà, cô nàng cho biết dù thời điểm kinh tế khó khăn vẫn chi tiêu Tết bình thường như mọi năm. Bởi lẽ Thu Hà đã có sự chuẩn bị tốt về mặt tài chính, đồng thời vẫn có công việc ổn định.

Cô nàng giải thích thêm: “Thứ nhất từ khi đi làm, mình đã để dành một khoảng riêng để tích luỹ, được tích lũy dần trong năm, bằng cách thỉnh thoảng mỗi tháng gửi ít nhất 500 ngàn - 2 triệu đồng vào tài khoản tiết kiệm dành cho Tết. Vì mình không muốn phụ thuộc vào tiền lương thưởng cuối năm để bớt phải suy nghĩ.

Thứ hai, mình chưa cần biếu bố mẹ hay phải lo toan quá nhiều nên không có áp lực chuyện cuối năm chi tiêu thế nào. Tết cứ đến là mình đón thôi. Tiêu bao nhiêu cũng được, miễn trong khả năng là được".


 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm