Đời sống

Bị trào ngược dạ dày nên ăn gì?

Với người bị trào ngược dạ dày, cách lựa chọn thực phẩm tiêu thụ hàng ngày có tác động trực tiếp đến diễn tiến của bệnh. Vậy người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn gì để làm giảm các triệu chứng bệnh và không gây hại cho hệ tiêu hóa.

Sau tuổi 30, 3 con giáp này có thể kinh doanh thắng lớn, làm ăn dễ phát tài / Nhìn lòng bàn tay 3 giây, thấy có 1 trong 4 đường vân này thì số giàu có, tiền tiêu cả đời không hết

Trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), hay còn gọi là bệnh viêm thực quản trào ngược là tình trạng bệnh lý xảy ra do sự trào ngược dịch axit từ dạ dày lên thực quản gây ra các triệu chứng cho người bệnh. Biểu hiện thường gặp nhất là: ợ nóng, ợ trớ, viêm họng kéo dài.

Bệnh có xu hướng ngày càng tăng trong xã hội hiện đại và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống như ảnh hưởng đến giấc ngủ, thói quen ăn uống, nhu cầu vận động, thể thao…

Nếu không được điều trị kịp thời bệnh còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm, loét thực quản, hẹp thực quản, Barrett thực quản (tiền ung thư thực quản), ung thư thực quản.

Một lượng nhỏ dịch axit trào lên được tới đường hô hấp trên cũng có thể gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản hay phổi. Người bệnh bị ho, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường. Một số bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên.

Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm tuyến giáp…

Trong nhiều yếu tố điều trị, chế độ ăn kiêng chính là tác nhân có khả năng quyết định lớn nhất đến tình trạng bệnh trào ngược dạ dày. Một chế độ ăn hợp lý và khoa học sẽlàm giảm phần nào các cơn ợ nóng hay buồn nôn do trào ngược dạ dày.

Chế độ ăn hợp lý

Người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản nên chia nhỏ bữa trong ngày, không nên ăn quá nhiều mỗi bữa (dưới 400ml/ bữa chính).

Hạn chế đồ ăn lỏng, không nên uống quá nhiều nước mỗi lần (dưới 200ml). Nên uống nước giữa các bữa ăn (không uống gần hoặc trong bữa ăn).

Ăn chậm, nhai kỹ, nên dành 20-30 phút cho mỗi bữa ăn.

Tránh các hình thức ăn, uống nuốt nhiều khí vào đường tiêu hoá như: ăn vội, dùng ống hút khi uống, nhai kẹo cao su, đồ uống có gas…

Người bệnh trào ngược nên ăn những món luộc, hấp...

Chế biến đồ ăn: Nên chế biến bằng cách luộc, hấp, thay vì chiên, xào.

Bổ sung chất xơ trong rau, quả, bổ sung đủ nước (trung bình 2l/ngày), hạn chế gia vị mạnh, thể dục đều đặn… Chỉ ngủ sau khi ăn ít nhất 3 giờ.

Đi bộ nhẹ nhàng sau ăn 30 phút giúp dễ tiêu hoá, tuy nhiên tránh vận động gắng sức: tập thể thao, chạy…sau ăn

Thực phẩm tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày - thực quản

Bánh mì, bột yến mạch

 

Loại thực phẩm này rất tốt trong việc giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, giúp hạn chế những tổn thương đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản.

Đậu đỗ

Thực phẩm họ đỗ chứa hàm lượng cao chất xơ cùng các amino axit nên rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày - thực quản. Tuy nhiên không phải loại đậu nào cũng có tác dụng chữa trào ngược dạ dày mà ngược lại. Một số đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu đen… chứa carbohydrat phức hợp có thể gây hiện tượng đầy hơi.

Trước khi sử dụng các loại đậu này, nên ngâm các hạt đậu khô qua đêm để làm mềm hạt và ăn từng lượng nhỏ để cơ thể thích nghi dần.

 

Đạm dễ tiêu

Đạm dễ tiêu tốt cho người trào ngược là thịt thăn lợn, lưỡi lợn, tim lợn và thịt ngan. Những loại đạm này một phần giúp trung hòa axit, hạn chế các triệu chứng bệnh đối với người bị trào ngược dạ dày.

Người bệnh không nên ăn nhiều thịt vịt và thịt gà. Thịt vịt tính hàn lạnh, thịt gà tính nóng đều không tốt.

Sữa chua và các sản phẩm sữa

Sữa chua giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, không những thế trong sữa chua có chứa men lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa. Người bị trào ngược dạ dày nên sử dụng sữa chua hàng ngày, tuy nhiên không nên ăn khi đói.

 

Sữa giàu dinh dưỡng nhưng không phải loại sữa nào cũng tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày. Sữa bò nguyên chất có thể làm thư giãn cơ thắt thực quản dưới, từ đó gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng trào ngược.

Người bệnh trào ngược nên chọn sữa dê hoặc sữa bò đã tách kem (hay còn gọi là sữa gầy). Đây là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Thời điểm uống sữa nên là sau ăn khoảng 2 giờ và nên uống sữa ấm, không nên uống sữa quá nóng hoặc quá lạnh.

Nghệ, mật ong

Nghệ, mật ong được sử dụng như một gia vị phổ biến trong các bữa ăn hàng ngày mà nó còn hỗ trợ điều trị cho người bị trào ngược dạ dày thực quản rất hiệu quả.

 

Trào ngược dạ dày - thực quản kiêng ăn gì?

Để kiểm soát các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày - thực quản, người bệnh hãy loại bỏ các thực phẩm sau khỏi chế độ ăn uống của mình:

Thực phẩm giàu chất béo

Thực phẩm chiên và béo có thể khiến cơ thắt dưới thực quản giãn ra, cho phép nhiều axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản. Những thực phẩm này cũng làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày.

Ăn thực phẩm giàu chất béo khiến bạn có nguy cơ bị các triệu chứng trào ngược cao hơn.

 

Cà chua và trái cây họ cam quýt

Trái cây và rau quả rất quan trọng trong một chế độ ăn uống lành mạnh. Nhưng một số loại trái cây có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng GERD, đặc biệt là trái cây có tính axit cao.

Nếu bạn thường xuyên bị trào ngược axit, bạn nên giảm hoặc loại bỏ lượng thức ăn có chứa cam, bưởi, chanh, cà chua…

Thực phẩm và gia vị cay nóng

 

Những loại thực phẩm chứa nhiều gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt… có khả năng làm nặng thêm tình trạng viêm loét dạ dày và đau dạ dày.

Ngoài ra nhóm thực phẩm này còn có khả năng làm tăng co thắt cơ thực quản dưới. Từ đó làm cản trở quá trình điều trị trào ngược dạ dày và tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng (ợ nóng, ợ hơi, buồn nôn, nóng rát thượng vị…).

Ngoài chế độ ăn và những điều lưu ý kể trên thì khi mắc trào ngược dạ dày thực quản bạn vẫn nên đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa. Bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị tổng thể từ dùng thuốc, chế độ ăn, tập luyện phù hợp dành riêng cho bạn.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm